Góp ý sửa đổi Nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa và bóng đá quốc tế

Chiều 28.11, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài/Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

z6077337331461-4d9cbe0d208b300fc7905862f9059df2.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Vũ Quang

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Anh Tuấn cho biết, kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế là xu thế chung và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Hiện ngành này có tổng doanh thu toàn cầu lên tới hàng trăm tỷ USD.

Tại Việt Nam, từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06 về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Tuy nhiên, do những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng, đến nay Nghị định 06 vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Mới đây, tại Nghị quyết 1035/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31, UBTVQH yêu cầu Chính phủ, Bộ Tài chính hoàn thiện khung pháp lý đối với lĩnh vực xổ số, đặt cược, casino và trò chơi có thưởng. Theo đó, chậm nhất năm 2025, phải hoàn thành việc sửa đổi Nghị định 06 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, thế giới hiện nay ghi nhận doanh số các trò chơi, hoạt động liên quan đến cá cược là 70 tỷ USD, dự báo tăng lên 141 tỷ USD đến năm 2030. Tốc độ tăng trưởng là 11,5%/năm.

Với thị trường Việt Nam, một công ty từ Anh đánh giá doanh thu cá cược Việt Nam cả khu vực chính thức và không chính thức tương đương 3-5% GDP. Tuy nhiên, về pháp lý Việt Nam quản lý tương đối chặt, nên từ năm 2017 không phát triển được.

“Chúng ta vẫn coi cờ bạc là xấu. Thực tiễn, đây là nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần và du lịch của người dân và khách du lịch. Do đó, nên nghĩ cách để quản lý thay vì cấm hoàn toàn”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Theo ông, cần sớm sửa Nghị định 06 và cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó từ 2025 - 2028, sau đó, tiến hành đánh giá, tổng kết.

Ngoài ra, theo TS Cấn Văn Lực, cần những quy định chặt hơn với người chơi, ví dụ cấm các đối tượng như người trong tình trạng phá sản, chưa trả được nợ, đang nhận trợ cấp, thuộc đối tượng vi phạm pháp luật và nên quy định số tuổi của người chơi.

Về phương thức phân phối vé đặt cược, dự thảo cho phép qua điện thoại và Internet. Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực đề xuất, nên thí điểm cho cả Internet và trực tiếp. Có thể nghiên cứu phương án phân phối vé đặt cược với vé thăm quan, hiện nay một số nước làm như thế để tăng trải nghiệm du lịch như Nhật Bản, Thái Lan.

Theo GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dự thảo Nghị định thay thế tách riêng hai phương thức phân phối vé đặt cược là điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet, có lộ trình khác nhau kéo dài đến năm thứ 3 và thứ 4 (đối với đặt cược đua ngựa, đua chó) mới được phép áp dụng là bất hợp lý vì việc sử dụng điện thoại cố định hay điện thoại di động nhắn tin (SMS) là công nghệ đã lỗi thời, hệ thống thiết bị máy chủ và phần mềm đã không còn được sản xuất nữa.

Doanh nghiệp cũng không thể đầu tư hệ thống theo kiểu từng bước tách rời được; giả sử như doanh nghiệp có được một hệ thống như thế thì cũng quá lãng phí vì chỉ sau một năm hoạt động phải bỏ, do không thể cạnh tranh với ưu điểm vượt trội của Internet.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa và đua chó thì chi phí hàng năm để nuôi dưỡng và huấn luyện nài ngựa, ngựa đua, chó đua và bảo dưỡng sân bãi là rất lớn. Nếu chỉ có doanh thu đặt cược phân phối trong trường đua và các điểm cố định thì không thể bù đắp được chi phí, chưa kể chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng.

Việc kinh doanh đặt cược trong trường đua ngựa và đua chó cũng đã được thực hiện thí điểm trong nhiều năm chưa từng xảy ra sự cố, không gây hậu quả và tệ nạn xã hội.

Điều đó cho thấy không cần thiết phải kéo dài giai đoạn thí điểm đặt cược trong trường đua, mà nên tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm áp dụng các phương thức phân phối vé ngoài trường đua nhằm bù đắp chi phí và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước, GS.TSKH. Nguyễn Mại góp ý.

Kinh tế

Công ty U&T liên tiếp dính lùm xùm gian lận hồ sơ, vẫn trúng thầu hơn 205 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu
Kinh tế

Công ty U&T liên tiếp dính lùm xùm gian lận hồ sơ, vẫn trúng thầu hơn 205 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu

UBND TP. Vũng Tàu vừa phê duyệt cho Công ty CP Xây dựng U&I trúng gói thầu số 08 Xây lắp và thiết bị thuộc Dự án Chung cư tái định cư tại khu tái định cư phường Thắng Nhất, với giá trị hơn 205 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhà thầu này vừa liên tiếp dính lùm xùm gian lận bằng cấp tại các gói thầu ở TP. Cần Thơ và Vũng Tàu.

Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"
Doanh nghiệp

Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"

Ngày 29.11.2024, Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) tiếp tục được xướng tên trong Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam (CSI 100) - do Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Masan High-Tech Materials đạt danh hiệu này, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tích hợp các tiêu chuẩn bền vững vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.

Lỗ luỹ kế hơn 1.300 tỷ đồng, tiền mặt suy giảm, Taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy chuyển hướng sang xe điện
Doanh nghiệp

Lỗ luỹ kế hơn 1.300 tỷ đồng, tiền mặt suy giảm, Taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy chuyển hướng sang xe điện

Không chỉ kinh doanh kém sắc, Tập đoàn Mai Linh còn nợ bảo hiểm của người lao động trong thời gian dài. Theo số liệu của Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 10.2024, Tập đoàn Mai Linh đã 10 tháng chưa đóng bảo hiểm cho người lao động với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"
Tài chính

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"

Với những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024, Agribank vinh dự trở thành ngân hàng được Bộ Tài chính vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam". Đây là giải thưởng được đánh giá và bình chọn dựa trên những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng
Kinh tế

Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng

Việt Nam đang tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thiết bị, linh kiện bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số và thương mại điện tử, logistics, dệt may, da giày, các dự án năng lượng sạch, giảm phát thải CO2, các dự án liên quan đến công nghiệp ô tô, xe điện, thiết bị ý tế thực phẩm, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 21 doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.411 tỷ đồng. Ảnh: ITN
Kinh tế

Bình Định tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ

Bình Định xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu chung của quốc gia. Tỉnh tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên như: điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, da giầy, chế biến gỗ, hóa chất và dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao.

Hậu Giang chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hậu Giang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu phấn đấu, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nội địa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng linh, phụ kiện cho thị trường trong nước và khu vực.

TS. Điền
Kinh tế

Cần có chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia

“Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ rất rủi ro, vì làm chi tiết cho vài dòng sản phẩm đặc biệt nào đó nhưng nếu không được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó đặt hàng thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ bị lỗ, không thể trả lãi ngân hàng. Do đó, rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của Nhà nước, thông qua xây dựng chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia”, TS. HUỲNH THANH ĐIỀN, chuyên gia kinh tế đề xuất.

PGS.Đinh Trọng Thịnh
Kinh tế

Hoàn thiện và ổn định quy hoạch là yếu tố tiên quyết

“Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, vấn đề mang tính tiên quyết là phải hoàn thiện và ổn định quy hoạch, xác định rõ vùng nào phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành gì, từ đó có các cơ chế chính sách đi kèm. Nếu không có quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế, chúng ta sẽ khó phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách bài bản, bền vững”, PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế kiến nghị.