Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Xem xét việc cho phép cá nhân, tổ chức đầu tư thành lập cơ sở bức xạ

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng nay, 14.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

dbnd_br_pho-chu-tich-qh-le-minh-hoan-dieu-hanh-noi-dung.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
dbnd_br_pho-chu-tich-qh-tran-quang-phuong-phat-bieu.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cần bổ sung quy định phê duyệt thiết kế nhà máy điện hạt nhân

Theo Tờ trình dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng trình bày, việc xây dựng Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử, thống nhất với các văn bản khác có liên quan và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm sự đầy đủ, toàn diện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân; phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử; thực hiện cam kết, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế; năng lượng nguyên tử góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Dự thảo Luật gồm 12 chương, 73 điều, (giảm 20 điều tương ứng với hơn 20% số điều so với Luật năm 2008), quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.

dbnd_br_bo-truong-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-nguyen-manh-hung-trinh-bay-bao-cao.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tóm tắt tờ trình. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, dự thảo Luật đã bám sát 4 chính sách đã được Chính phủ nhất trí tại Nghị quyết 240/NQ-CP, gồm: (1) thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; (2) bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, phân cấp trong công tác quản lý nhà nước; (3) tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; (4) quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân, trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); nhất trí với tên gọi Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh được nêu trong Tờ trình số 164/TTr-CP. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung phạm vi điều chỉnh về thanh sát hạt nhân; có ý kiến cho rằng, nên tập trung sửa đổi các nội dung liên quan đến nhà máy điện hạt nhân hoặc xây dựng riêng Luật về điện hạt nhân.

dbnd_br_chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-cong-nghe-va-moi-truong-le-quang-huy-trinh-bay-bao-cao-tham-tra.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (Chương II, từ Điều 10 đến Điều 13), nhất trí nội dung thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử, tuy nhiên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, cần xem xét việc cho phép cá nhân, tổ chức đầu tư thành lập cơ sở bức xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ, trong đó có cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ, bởi lo ngại về khả năng bảo đảm an toàn của cá nhân, tổ chức.

Về an toàn, an ninh cơ sở hạt nhân (Chương IV, từ Điều 28 đến Điều 43), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị bổ sung quy định việc phê duyệt thiết kế đối với nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Điều 30. Thiết kế của nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được Cơ quan pháp quy hạt nhân của nước đối tác thẩm định và phê duyệt thiết kế, trong đó có tính đến các yêu cầu đặc thù của Việt Nam; Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định.

Trường hợp nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu do các cơ quan chuyên môn của Việt Nam thiết kế thì cần bổ sung quy định về việc tuân thủ yêu cầu về an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA. Đề nghị làm rõ quy định về “sử dụng công nghệ… được kiểm chứng” là do cơ quan nào thực hiện việc kiểm chứng này.

Thể hiện rõ nét hơn vị trí, vai trò của cơ quan quản lý hạt nhân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tích cực chuẩn bị hồ sơ dự án Luật và Báo cáo thẩm tra sơ bộ; thống nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ Chín tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho rằng, các quy định tại Điều 5 dự thảo Luật về nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn mang tính chất là các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn, an ninh mà chưa đạt đến tầm là những nguyên tắc. Do đó, đề nghị rà soát để quy định rõ ràng hơn về mặt nguyên tắc trong dự thảo Luật.

dbnd_br_toan-canh.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chương IX dự thảo Luật hiện đang quy định về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, quy định về kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cần rà soát để bảo đảm tương thích với Luật Phòng thủ dân sự và dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp.

Bên cạnh đó, Điều 60 chỉ nên thiết kế thành 2 khoản, khoản 1 quy định “Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân gồm có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở, kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia”; khoản 2 là nội dung kế hoạch nên giao Chính phủ quy định chi tiết.

dbnd_br_chu-nhiem-uy-ban-quoc-phong-an-ninh-va-doi-ngoai-le-tan-toi-phat-bieu-1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới đề nghị, dự thảo Luật cần tiếp thu, thể hiện rõ nét hơn về vị trí, vai trò của cơ quan quản lý hạt nhân (thẩm quyền về dừng các hoạt động bức xạ hạt nhân khi phát hiện các dấu hiệu mất khả năng an toàn); kiểm soát một số loại hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc nguy cơ bị nhiễm xạ; các quy định về quản lý chiếu xạ y tế.

dbnd_bl_chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-va-xa-hoi-nguyen-dac-vinh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến vấn đề an toàn hạt nhân, việc chọn địa điểm và khu vực bảo vệ, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, trong dự thảo Luật đã đề cập đến nội dung chọn địa điểm nhưng chưa có quy định về khu vực bảo vệ, vòng bảo vệ. Nếu không quy định rõ trong dự thảo Luật thì nên giao cho cơ quan cụ thể quy định chi tiết.

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp và ý kiến của cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện, bảo đảm chất lượng dự thảo Luật trình Quốc hội.

Trong đó, cần lưu ý bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; đồng thời, rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra chính thức dự án Luật, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu các giải pháp đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa; nghiên cứu các giải pháp “đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân”, làm cho các giá trị văn hóa luôn sống động, trường tồn.