Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa; nghiên cứu các giải pháp “đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân”, làm cho các giá trị văn hóa luôn sống động, trường tồn.

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, tối nay, 13.4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo và đón nhận Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế Chi Bảo”.

ctqh-tran-thanh-man-bac-ninh9-4697.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Mạch nguồn văn hóa kết tinh thành giá trị nổi bật của người Bắc Ninh

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh: Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Đình Đình Bảng - công trình kiến trúc tiêu biểu bậc nhất vùng Kinh Bắc, không chỉ mang giá trị lịch sử - văn hóa - kiến trúc, mà còn là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, niềm tự hào của người dân Từ Sơn nói riêng, Bắc Ninh nói chung; Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối với Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo - người con ưu tú của quê hương Đình Bảng, nhà lãnh đạo mẫu mực, Chủ tịch Quốc hội khóa VIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - người đã để lại nhiều dấu ấn trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

dbnd_br_ctqh-pb1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu các giải pháp đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội cũng đã trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” - một cổ vật đặc biệt, minh chứng cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” cho Đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” cho Đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng về dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang Hoàng đế và Lễ đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng; đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia Khu lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo và chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia “Hoàng đế Chi bảo” trong không khí cả nước đang hân hoan, vui mừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), cùng với thành công tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 vừa bế mạc.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia Khu lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội khóa 8 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh cũng là hoạt động rất có ý nghĩa khi chuẩn bị kỷ niệm 80 năm, Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương về những nỗ lực, cố gắng, kết quả, thành tích đã đạt được của tỉnh Bắc Ninh.

ctqh-tran-thanh-man-bac-ninh12.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và Bảo vật quốc gia cho Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Lâm Hiển
ctqh-tran-thanh-man-bac-ninh13.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và Bảo vật quốc gia cho Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh; trao Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” cho Đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng; trao Bằng di tích Quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo cho Lãnh đạo thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kinh Bắc xưa và tỉnh Bắc Ninh ngày nay là vùng đất địa linh, nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây đã hội tụ và lưu truyền một kho tàng đặc biệt phong phú các di sản văn hoá quý báu, đặc sắc, vừa chứa đựng các giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng đồng bằng Sông Hồng, vừa độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng, nhất là Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mạch nguồn văn hóa từ ngàn đời đã kết tinh thành giá trị nổi bật của người Bắc Ninh giàu lòng yêu nước, nhân ái, đoàn kết, thượng võ; cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và giao thương buôn bán; thông minh, hiếu học, sáng tạo và đặc biệt hiếu khách, trọng tình, trọng nghĩa. Nhiều người con của Bắc Ninh đã trở thành nhà lãnh đạo, danh nhân lịch sử, văn hóa tiêu biểu có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước.

Trong những năm vừa qua, tỉnh Bắc Ninh luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; là địa phương đã thu hút hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới về đầu tư, sản xuất.

Kinh tế của tỉnh đã trở thành một điểm sáng: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 đạt 232,8 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,03%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 73 triệu đồng, tăng 14,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2023; trong đó thu nội địa đạt hơn 24 ngàn tỷ đồng, tăng 10%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 75,9 tỷ USD, tăng 1%.

dbnd_br_chu-tichubnd.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa, Bắc Ninh được đánh giá là địa phương dành nhiều sự quan tâm, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản, đầu tư kinh phí để nghiên cứu, trùng tu, tu bổ; đội ngũ nghệ nhân - những “báu vật nhân văn sống” của địa phương được chăm lo, khuyến khích. Từ đó, di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh được bảo tồn, phát huy, lan tỏa trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch văn hóa

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, toàn đảng, toàn quân, toàn dân, cả hệ thống chính trị đang nỗ lực, quyết tâm đổi mới, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Là một trong những địa phương được sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính, Bắc Ninh sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và tận dụng tối đa tiềm năng phát triển, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, tạo thêm không gian mới cho việc phát huy giá trị các di sản văn hóa của Tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm một số nội dung như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và kịch bản cao hơn 10%. Nghiên cứu xác lập mô hình tăng trưởng mới dựa trên nền tảng trình độ khoa học công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

dbnd_br_dai-bieu-a1.jpg

Các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ hai, tiếp tục thực hiệu quả các chủ trương về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo tinh thần Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Thứ ba, Bác Hồ kính yêu đã căn dặn "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa, gần đây nhất là Quốc hội đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bắc Ninh cần quan tâm đầu tư, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thứ tư, các di sản văn hóa đa dạng và phong phú chính là một trong những động lực và nguồn lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững. Bắc Ninh cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến về các di sản quý giá, đậm bản sắc văn hóa truyền thống này để mọi người dân hiểu về giá trị lịch sử của dân tộc và chung tay giữ gìn, bảo vệ.

Thứ năm, Bắc Ninh cần nghiên cứu các giải pháp “đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân”, để người dân được tiếp cận, tham gia rộng rãi và thụ hưởng đầy đủ, xứng đáng từ giá trị di sản văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa luôn sống động và trường tồn.

Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch văn hóa, thực hiện chuyển đổi số trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần đưa hình ảnh của Bắc Ninh đến với đông đảo đồng bào trong nước và nước ngoài

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa vô cùng quý báu của cha ông đã đúc kết, trao truyền; phát huy tinh thần văn hóa dân gian, quan họ ngọt ngào, đoàn kết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng quê hương Bắc Ninh giàu đẹp, đền đáp sự hy sinh vì dân, vì nước của các thế hệ đi trước, vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu đã cùng thưởng thức Chương trình nghệ thuật sử thi đặc biệt với chủ đề "Dấu ấn vàng son trên quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc".

z6502012066005-15fcc67bf330eaf91453060b669a8d28.jpg
Tiết mục văn nghệ tại Chương trình. Ảnh: Lâm Hiển

Với ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc, múa, lời bình và hình ảnh trình chiếu trên màn hình Led, Chương trình nghệ thuật như một bản giao hưởng hào hùng và sâu lắng, tái hiện sinh động hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc; khắc họa đậm nét hình tượng Đức vua Lý Thái Tổ – bậc minh quân từ miền quê Đình Bảng lên ngôi Hoàng đế, mở ra kỷ nguyên Thăng Long rực rỡ cho Đại Việt.

Chương trình cũng là lời tri ân sâu sắc tới những người con ưu tú của quê hương như đồng chí Lê Quang Đạo, đồng thời tôn vinh các giá trị di sản văn hóa tinh thần đã được trao truyền, gìn giữ qua bao thế hệ.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp

Tính đến thời điểm này, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ Chín là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, các cơ quan phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc tặng quà cho đồng bào
Chính trị

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm thăm, chúc Tết đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer Nam Bộ, chiều 13.4, tại chùa Pô Thi Vol Vông Sa (ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, Hậu Giang), Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết và trao quà cho chư tăng, người có uy tín và hộ đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.