Lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Sáng 14.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tham dự hội thảo có: đại diện Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện một số bộ, ngành hữu quan và các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam.

hoi-thao.jpg
Quang cảnh hội thảo

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Chín tới. Sau nhiều lần lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật, đến thời điểm này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 32 điều, bổ sung 3 điều, bỏ 9 điều và 3 khoản trong tổng số 7 chương 72 điều của Luật hiện hành.

Như vậy, đến thời điểm này, dự thảo Luật có 6 chương và 66 điều. Nội dung sửa đổi trong các điều tập trung vào 4 nhóm chính sách đã có trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và trình độ phát triển của khoa học và công nghệ.

Tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng); trong đó, nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trưởng nhóm kỹ thuật Tiểu ban Thực phẩm, dinh dưỡng EuroCham Nguyễn Hồng Uy phát biểu

Trưởng nhóm kỹ thuật Tiểu ban Thực phẩm, dinh dưỡng EuroCham Nguyễn Hồng Uy phát biểu

Về áp dụng pháp luật, dự thảo Luật bổ sung nội dung “an toàn, kiểm dịch" chất lượng sản phẩm, hàng hóa vào phạm vi điều chỉnh (khoản 1 Điều 4). Tuy nhiên, nội dung này cũng đã được quy định trong các pháp luật chuyên ngành về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Do đó, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, việc áp dụng pháp luật như quy định tại khoản 1 Điều 4 sẽ có khả năng mở rộng phạm vi điều chỉnh liên quan đến các nội dung đã được quy định trong pháp luật về an toàn thực phẩm, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; gây xung đột, chồng lấn với phạm vi điều chỉnh của các luật liên quan.

Cho biết, hiện nay sản phẩm, hàng hoá thức ăn chăn nuôi đang phải áp dụng theo Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đề nghị cần tách bạch rõ khi nào áp dụng pháp luật theo quy định của Luật này, khi nào áp dụng pháp luật theo luật chuyên ngành.

Về quản lý chất lượng hàng mậu biên, hàng thương mại điện tử, một số ý kiến đặt câu hỏi, việc quản lý, kiểm soát chất lượng loại sản phẩm, hàng hóa này như thế nào?

26fe7640e46b57350e7a.jpg

Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường Việt Nam Hà Minh Hiệp phát biểu

Cung cấp thêm thông tin tại hội thảo, quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường Việt Nam Hà Minh Hiệp cho biết, dự thảo Luật đã đưa ra nguyên tắc quản lý chất lượng hàng mậu biên. Do hàng hóa mậu biên rất đa dạng trên thị trường, chất lượng cũng rất khác nhau nên dự thảo Luật giao trách nhiệm cho Chính phủ, các bộ liên quan hướng dẫn cụ thể việc quản lý chất lượng.

Về quản lý hàng hóa theo nhóm, có ý kiến nhất trí việc dự thảo Luật giao Chính phủ quy định phân loại danh mục sản phẩm, hàng hóa, nhất là xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 (sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn). Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa nhóm 2 và đưa ra nguyên tắc quản lý đối với hàng hóa nhóm này.

Tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội thảo, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo nhằm tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình ra Quốc hội; mong muốn, các chuyên gia, hiệp hội ngành nghề tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp

Tính đến thời điểm này, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ Chín là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, các cơ quan phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.