Đầu tư nguồn lực cho trường sư phạm chủ động bồi dưỡng giáo viên

Đang trực tiếp tham gia biên soạn và xuất bản sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đại diện Nhà xuất bản Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh kiến nghị, cần khẳng định việc có nhiều sách giáo khoa đối với một môn học là cần thiết và quan trọng, từ đó đầu tư cho các trường đại học có nhà xuất bản biên soạn, xuất bản sách giáo khoa. Đồng thời, đầu tư nguồn lực cho các trường sư phạm để chủ động bồi dưỡng giáo viên.

Sáng 17.7, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014r/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015 - 2020. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình - Trưởng đoàn giám sát - chủ trì buổi làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐPhan Thanh Bình
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc

Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh là trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia, đang tham gia tích cực vào việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, trong đó có biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Phó Hiệu trưởng nhà trường Huỳnh Văn Sơn cho biết, ngay khi Quốc hội chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Nhà xuất bản của trường đã chuẩn bị về tinh thần, vật chất và các điều kiện cần thiết. 

Cụ thể, chuẩn bị về nhân lực tác giả, biên tập viên, lực lượng thẩm định SGK; tiền vốn và xác định rõ các nguồn huy động vốn (ngân hàng, tổ chức, cá nhân...) để tổ chức biên soạn SGK. Tổ chức xuất bản nhiều bản thảo sách tham khảo được sử dụng như SGK (sách Tiếng Anh, sách Tin học...) và nhiều bộ sách tham khảo khác. Thực hiện thủ tục đề nghị bổ sung chức năng xuất bản sách giáo khoa cho nhà xuất bản Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh và tháng 2.2018, Nhà xuất bản đã được Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung chức năng này.

Nhiều thành viên Đoàn giám sát quan tâm đến quy trình biên soạn và giá sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Nhiều thành viên Đoàn giám sát quan tâm đến quy trình biên soạn và giá sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Với SGK, 100% bản mẫu lớp 1 của Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh trình thẩm định đạt yêu cầu và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt là SGK cho các năm học từ 2020 - 2021 trở đi, gồm 7 đầu sách: Tiếng Việt 1 - Tập 1 và 2, Đạo đức 1, Hoạt động trải nghiệm 1, Âm nhạc 1, Tiếng Anh 1. Số SGK trên được lựa chọn trên cả 63 tỉnh, thành phố với số lượng khác nhau. Nhà xuất bản đang hoàn thiện bản thảo, hồ sơ thẩm định cho sách lớp 2 và 6 để kịp trình Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa theo quy định.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Sơn
Theo Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Sơn, chương trình giáo dục phổ thông nếu được chỉnh sửa trong biên độ nhất định sau 2 - 3 năm thực hiện thì tốt hơn

Về xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã chủ động tổ chức đánh giá các ngành học, từ đó có điều chỉnh để vừa đáp ứng thực tiễn giáo dục phổ thông vừa đón đầu sự thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông. Cũng nhờ đó, trường có sự chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018, với các môn học: Giáo dục thể chất, Sư phạm công nghệ, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Một số nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục (hướng nghiệp, trải nghiệm, STEM, thông minh, nội dung giáo dục địa phương).

Trường cũng đã và đang tham gia thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán và giáo viên đại trà cho 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam theo phân công của ETEP Trung ương; xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng chuẩn bị cho triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Minh Hồng
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Minh Hồng cho biết, suốt thời gian qua, giảng viên nhà trường dành hết thời gian và tâm sức tham gia triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới

Kiến nghị với Đoàn giám sát, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ và tăng cường đầu tư nguồn lực cho các trường sư phạm để chủ động bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và đại trà thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học qua mạng. Có những nghiên cứu khoa học về đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến và sớm ban hành các văn bản liên quan đến đào tạo trực tuyến để bảo đảm chất lượng. 

Nhà trường cũng kiến nghị, cần khẳng định việc có nhiều SGK đối với một môn học là cần thiết và quan trọng. Từ đó một mặt đầu tư cho các trường đại học có nhà xuất bản đang biên soạn, xuất bản SGK để góp phần phát triển bền vững, lâu dài; mặt khác, có biện pháp để giải quyết các khó khăn phát sinh trong thực tiễn.

Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm và có kết quả của giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong việc tham gia biên soạn chương trình, SGK và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, từ đó tạo niềm tin vào quá trình đổi mới, chương trình giáo dục phổ thông theo các nghị quyết của Quốc hội. 

Qua nghe báo cáo, việc tập huấn đội ngũ giáo viên được tổ chức tương đối bài bản. Tuy nhiên, vì giáo viên, nhất là giáo viên lớp 1, là dạy người, nên nhiều ý kiến băn khoăn về việc đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến, cần có đánh giá hiệu quả một cách nghiêm túc, nhất là trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông thay đổi từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Đoàn giám sát cũng mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu, tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình đổi mới giáo dục để góp phần đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn mới.

Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.