“Đất vàng” 175 Nguyễn Thái Học làm dự án Tiến Bộ Plaza từng về tay TID Group được đại gia Singapore “rót” hàng nghìn tỷ đồng

Đáng chú ý, sau khi về tay nhóm In Tiến Bộ và TID, đến giữa năm 2023 xuất hiện thông tin Keppel Land, một Tập đoàn Singapore chi hơn 1.000 tỷ đồng để “rót” vào dự án Tiến Bộ Plaza.

Thời gian gần đây, tại khu vực số 175 Nguyễn Thái Học, các đơn vị thi công đang gấp rút xây dựng dự án Tiến Bộ Plaza. Mặc dù dự án chưa đi vào hoàn thiện hoạt động nhưng tại đây vẫn luôn là một điểm nghẽn giao thông.

Điều này khiến nhiều người thường xuyên lưu thông qua đoạn đường này cho rằng khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo nên áp lực giao thông khiến đoạn đường càng thêm tắc nghẽn vào các khung giờ cao điểm.

Theo tìm hiểu, khu đất 175 Nguyễn Thái Học được coi là “đất vàng” hiếm hoi cuối cùng ở vùng lõi nội đô hiện đang được xây dựng dự án bao gồm cả căn hộ cao cấp, văn phòng, trung tâm thương mại với tên gọi Tiến Bộ Plaza. Dự án được phát triển trên khu đất rộng 3,2 ha có nguồn gốc là đất thuộc quyền quản lý sử dụng của Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (In Tiến Bộ).

“Đất vàng” 175 Nguyễn Thái Học làm dự án Tiến Bộ Plaza về tay TID Group như thế nào? -0
Dự án Tiến Bộ Plaza đang gấp rút thi công

Dự kiến khi hoàn thành, Tiến Bộ Plaza có diện tích cho thuê trung tâm thương mại là 29.867 m, diện tích văn phòng: 55.200 m2. Tiến Bộ Plaza có 1 tòa tháp văn phòng – khách sạn – trung tâm thương mại và 4 tòa tháp căn hộ.

Về nguồn gốc khu đất 175 Nguyễn Thái Học, In Tiến Bộ được quản lý, sử dụng để làm trụ sở làm việc. Tuy nhiên, đến năm 2013, theo Thông báo Kết luận của cơ quan quản lý, In Tiến Bộ đã nghiên cứu, lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện Dự án trên lô đất 175 Nguyễn Thái Học với tên gọi Tiến Bộ Plaza. Tới tháng 7.2016, nhà đầu tư “bắt tay” với Tiến Bộ Plaza đã xuất hiện với cái tên Công ty cổ phần TID (TID).

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, TID được thành lập từ năm 1995 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghiệp TID, hoạt động về lĩnh vực cung cấp hệ tường kính. Đến năm 2004, Công ty CP TID mới chính thức ra đời. Từ năm 2008, TID đã bắt đầu hướng tới lĩnh vực đầu tư xây dựng, khai thác và kinh doanh bất động sản với chiến lược đầu tư vào các dự án cao cấp tại các vị trí trọng điểm tại TP Hà Nội.

Khởi đầu với hai dự án là tòa nhà văn phòng cho thuê 15 tầng TID Centre tại số 4 Liễu Giai và tổ hợp căn hộ cao cấp Dolphin Plaza tại Mỹ Đình.

Ban đầu, TID Group gồm 4 cổ đông sáng lập là Hoàng Hải Yến, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Quang Hân và Nguyễn Thị Hồng Minh.

Theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 13.7.2018, TID Group có vốn điều lệ 295 tỷ đồng, hai cổ đông Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Quang Hân đều đã thoái sạch vốn. Trong khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty là bà Nguyễn Thị Hồng Minh chỉ nắm 10% vốn điều lệ và cổ đông Hoàng Hải Yến nắm 4,56%. Hơn 85% vốn điều lệ còn lại chưa rõ do cá nhân hay tổ chức nào sở hữu. Đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của TID đã nâng lên mức hơn 500 tỷ đồng

Đáng chú ý, sau khi về tay nhóm In Tiến Bộ và TID, đến giữa năm 2023 xuất hiện thông tin Keppel Land, một Tập đoàn Singapore chi hơn 1.000 tỷ đồng để “rót” vào dự án Tiến Bộ Plaza.

Theo đó, Keppel Land có trụ sở tại Singapore, bắt đầu đặt chân vào Việt Nam từ đầu những năm 1990. Keppel Land sở hữu nhiều dự án lớn như Saigon Centre 5 giai đoạn nằm ở trung tâm Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. 

Ngoài ra các dự án khác gồm có: Estella JV, Riviera Point, Saigon Sports City, Empire City, toà nhà Vietcombank 198 Trần Quang Khải – Hà Nội. 

Công ty này còn đầu tư vào cổ phần các công ty phát triển bất động sản Việt Nam, gồm: 8% cổ phần Nam Long, 60% cổ phần công ty bất động sản Nhà Bè, và 42% cổ phần công ty Nam Rạch Chiếc (dự án Palm City).

Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.