Dân thiệt vì chính quyền chưa tìm được hướng xử lý chồng lấn địa giới

Từ năm 2008 đến năm nay, hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm xử lý gần 6.200ha diện tích chồng lấn địa giới tại khu vực xã Đắk Nên (huyện Kon Plông) và xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My). Tuy nhiên, do chưa thống nhất được phương án nên mọi chuyện vẫn đang “dậm chân tại chỗ” khiến hơn 1.000 nhân khẩu của hai địa phương vất vả trăm bề.

Dân khổ trăm bề

Ngày 18.8 vừa qua, một cuộc họp bàn về hướng giải quyết phần diện tích bị chồng lấn này tiếp tục được UBND hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam tổ chức. Dù diễn ra hết sức thẳng thắn song quan điểm của mỗi địa phương vẫn hết sức khác nhau và chưa thể đưa ra được tiếng nói chung cuối cùng.

Dân thiệt thòi vì chính chính quyền chưa tìm được hướng xử lý chồng lấn địa giới -0
Khu vực thôn 3, xã Đắk Nên đang là vùng trũng của huyện Kon Plông

Theo xác nhận của chính quyền hai địa phương, tổng diện tích khu vực chồng lấn lên đến gần 6.200 ha, với chiều dài toàn tuyến trên 10 km. Trong đó, tại địa phận xã Đắk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) hiện có 238 hộ dân (khoảng hơn 1.034 nhân khẩu) của thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đang sinh sống, canh tác. Vướng mắc này đã kéo dài rất nhiều năm. Từ năm 2008 - 2021, hai địa phương đã tổ chức nhiều cuộc họp song vẫn chưa thể thống nhất phương án giải quyết. Vấn đề này cũng đã được báo cáo Bộ Nội vụ.

Do đất của tỉnh này nhưng công dân của tỉnh kia nên khu vực này vẫn đang là vùng trũng về cơ sở hạ tầng với rất nhiều “không” như: Không điện, đường, trường, trạm, chợ và ngay cả sóng điện thoại cũng chưa được phủ sóng. Phần lớn các hộ dân vẫn ở cheo leo trên khu vực đồi núi cao, thiếu thụ hưởng các chính sách của nhà nước và 70% vẫn là hộ nghèo.

Vẫn chưa rõ hồi kết

Tại buổi làm việc vừa qua, Bí thư Đảng ủy xã Trà Vinh Nguyễn Công Tạ cho biết, người dân trong vùng chồng lấn mong muốn được ở lại làm ăn, sinh sống trên mảnh đất của cha ông để lại. Do vậy, nguyện vọng của họ là được giữ nguyên hộ khẩu Quảng Nam. “Mong rằng lãnh đạo hai tỉnh có phương án đề xuất với Trương ương sớm giải quyết để người dân không bị thiệt thòi”, ông Tạ nói.

Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam Nguyễn Thị Kim Hoa thì đề xuất điều chỉnh khoảng 3.000 ha đất khu vực người dân đang sinh sống (thuộc địa phận xã Đắk Nên, Kon Tum) về xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) hoặc điều chỉnh lại hiện trạng đất theo lịch sử sinh sống lâu nay của người dân.

Dân thiệt thòi vì chính chính quyền chưa tìm được hướng xử lý chồng lấn địa giới -0
Toàn cảnh buổi làm việc giữa chính quyền hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam nhằm tìm hướng giải quyết vướng mắc

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết: Người dân đang chịu thiệt thòi do không nhận được sự quan tâm, đầu tư. Trách nhiệm này có phần thuộc về cơ quan nhà nước. Theo ông Thanh, nếu chuyển hết (hơn 6.000 ha đất chồng lấn giữa hai tỉnh) về tỉnh Quảng Nam thì khó do vấn đề địa giới. Nhưng nếu đưa hơn 3.000 ha (đất người dân đang canh tác) về Quảng Nam sẽ hợp lý. Người dân ổn định thì mới thực hiện đầy đủ các chương trình mục tiêu quốc gia. “Nếu hai địa phương không giải quyết được, thì đề nghị Bộ Nội vụ và các ban, ngành đi kiểm tra thực tế, lấy ý kiến dân để có hướng giải quyết cụ thể”, ông Thanh đề xuất

Trước ý kiến trên, Chủ tịch UBND xã Đắk Nên Trần Thanh Minh lại cho rằng: Việc chuyển hơn 3.000 ha đất của địa phương vào xã Trà Vinh là không thể thực hiện được. Bởi, theo Chỉ thị 364-CT, địa giới hành chính đã được xác định năm 1991 rồi nên không thể chuyển. Mặc khác, đây là khu đất rất bằng phẳng, màu mỡ và hiện vẫn có người dân Đắk Nên canh tác, nếu chuyển phải xin ý kiến người dân địa phương.

Giám đốc Sở Nội vụ Kon Tum Nguyễn Văn Lân cũng bày tỏ lo ngại về việc không còn đủ điều kiện về diện tích để duy trì đơn vị hành chính nếu bàn giao hơn 3.000 ha đất từ xã Đắk Nên về xã Trà Vinh. Bởi, diện tích hiện tại của xã chỉ có hơn 11.000 ha. Do đó, hai địa phương cần tính toán để bảo đảm hài hòa về lợi ích.

Nói về vướng mắc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn cho biết: Quan điểm của tỉnh là sớm có phương án thống nhất với mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi cho người dân. Nếu người dân thôn 3 xã Trà Vinh đồng ý về xã Đắk Nên (Kon Tum) thì tỉnh sẵn sàng đón nhận, tạo điều kiện xây dựng hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.

Theo ông Tuấn, việc điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến địa phương. Trước mắt, giao cho cơ quan chức năng hai tỉnh khảo sát thực tế đất đai và nguyện vọng của người dân để có sự đề xuất, phân chia cho hợp lý.

Trước đó, để giải quyết vướng mắc trên, Bộ Nội vụ đã có bốn văn bản hướng dẫn UBND hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum phối hợp giải quyết về địa giới hành chính khu vực giáp ranh giữa xã Trà Vinh và xã Đắk Nên. Trong đó, có nội dung yêu cầu thống nhất đánh giá bốn tính chất, gồm: Tính đầy đủ, tính chính xác, tính thống nhất và tính pháp lý của hồ sơ, bản đồ địa giới đã lập theo Chỉ thị số 364. Kết quả báo cáo về Bộ Nội vụ để có hướng xử lý.

Hiện tại, cả hai địa phương vẫn bảo vệ quan điểm của mình. Tỉnh Quảng Nam muốn giữ dân và nhận luôn hơn 3.000 ha đất. Trong khi đó, tỉnh Kon Tum lại muốn giữ đất và nếu người dân muốn nhập hộ khẩu vào tỉnh thì tỉnh sẵn sàng đón nhận. Sự việc vẫn chưa có hồi kết khiến đời sống hơn 1.000 nhân khẩu vẫn hết sức khó khăn do thiếu đi nguồn lực đầu tư và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế
Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế

Tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình về một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn mới đây, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận một số ý kiến, kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét đề nghị Chính phủ nâng tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế nhằm khuyến khích, động viên, duy trì đội ngũ người có trình độ chuyên môn làm việc tại cơ sở y tế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình BÙI ĐỨC HINH
Đại biểu - Cử tri

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực tháo gỡ "điểm nghẽn"

Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại diện cơ quan dân cử các địa phương chung nhận định: phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, dân chủ, các ĐBQH đã đưa ra những ý kiến đánh giá rất sâu sắc, trách nhiệm, sát với tình hình thực tế. Từ những khó khăn, thách thức do thiên tai đến những “điểm nghẽn” vẫn chưa thể giải quyết triệt để, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực khắc phục khó khăn, hướng tới thực hiện tốt mục tiêu những tháng cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND

Thành công của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Công tác chuẩn bị các văn bản tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng dự thảo nghị quyết HĐND. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố này chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có sự điều hành khoa học, sáng tạo, linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp.

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước
Đại biểu - Cử tri

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước

Theo Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh ĐÀO THỊ ANH NGA, chủ đề của Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra vào ngày mai (12.5) thực sự trúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề về văn hoá đang được Đảng, Nhà nước và đông đảo Nhân dân quan tâm… Kỳ vọng Hội thảo sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao; đồng thời, khẳng định được vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước…

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm
Đại biểu - Cử tri

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm

Bằng cách làm sáng tạo, trách nhiệm, từ sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương, đại biểu dân cử đã làm tốt vai trò liên hệ với cử tri - nhịp cầu nối liền cử tri với Nhà nước. Qua đó, những ý kiến, đóng góp của cử tri được chuyển tải đến chính quyền để tiếp thu, giải quyết kịp thời, còn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với cử tri, tạo đồng thuận và vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện. Cũng chính nhờ nhịp cầu này, hoạt động của cơ quan dân cử ngày càng thiết thực, “thời sự” và gắn với nhịp sống của xã hội nhiều hơn.

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội

Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cần đánh giá bổ sung thêm hiệu quả, tác động của việc thực hiện chính sách đối với đời sống Nhân dân.

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô
Đại biểu - Cử tri

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô

Trong năm 2023, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức thành công các kỳ họp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của Thủ đô. Qua đó, vị thế của HĐND thành phố ngày càng được nâng cao trong hệ thống chính trị Thủ đô.

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh

Thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) quan tâm đến lĩnh vực y tế, nhất là những nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế bởi đây là vấn đề được cử tri trên cả nước đặc biệt quan tâm.

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp

Thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đánh giá bên cạnh những kết quả đã đạt được, các báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, những khó khăn, nhận diện những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu - Cử tri

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thính phiên giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hôm qua, 30.10, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu trao đổi thẳng thắn, sôi nổi. Bên cạnh đưa ra những minh chứng cụ thể, nhiều ý kiến còn đề xuất bổ sung các giải pháp, kiến nghị cụ thể sửa đổi một số quy định hiện hành… nhằm sớm gỡ "nút thắt", góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đại biểu - Cử tri

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Phải ra sức vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an”. Thực vậy, thực tiễn đã chứng minh Nhân dân chính là nền tảng, là nguồn sức mạnh to lớn trong công cuộc bảo đảm anh ninh trật tự (ANTT); nơi nào người dân tích cực tham gia hỗ trợ thì nơi đó phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mạnh, an ninh trật tự tại cơ sở được bảo đảm.

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri
Đại biểu - Cử tri

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri

Sáng nay, 10.7, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã xem xét Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 tại Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 09.12.2022 của HĐND tỉnh và tại Báo cáo số 194/BC-HĐND ngày 15.12.2022 của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, việc quan tâm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các kiến nghị, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội

Theo đại diện cơ quan dân cử, cử tri địa phương: Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV không những hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra mà còn thể chế hóa nhiều nội dung quan trọng của kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả
Đại biểu - Cử tri

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả

Liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) về những khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngày 22.6.2023, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 576/TTg-NN trả lời nội dung trên.

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu

Hôm nay (22.5), Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều việc khó, phức tạp, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở... Để hoàn thành chất lượng nhất chương trình nghị sự của kỳ họp, cử tri kỳ vọng các ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp trí tuệ trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định.