QUỐC HỘI GIÁM SÁT TỐI CAO VỀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Bảo đảm hành lang pháp lý để thị trường phát triển bền vững

Với một người thường xuyên theo dõi các kỳ họp của Quốc hội như cử tri Nguyễn Văn Nhỏ (cán bộ hưu trí phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã ngày càng ghi nhận nhiều đổi mới, thực chất, thể hiện đúng bản chất và mục tiêu hướng đến của một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đơn cử, như trong nội dung phiên họp hôm qua, bên cạnh những đánh giá công tâm, khách quan về sự phát triển của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, Báo cáo giám sát tối cao chuyên đề này cũng đã thẳng thắn chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực tiễn sự phát triển chưa bền vững, mất cân đối của thị trường…

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay. Nguồn: ITN
Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay. Nguồn: ITN

Theo cử tri Nguyễn Văn Nhỏ, đáng chú ý hơn là qua giám sát thực tế và thảo luận toàn thể tại kỳ họp, Quốc hội đã thẳng thắn chỉ rõ những chồng chéo, thiếu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các quy định hiện hành được nêu rõ từ cả sự chưa phù hợp, đáp ứng được quá trình vận động của thực tiễn mà còn có cả sự chậm trễ trong rà soát, sửa đổi, bổ sung. Chưa kể đến, những quy định mới, lần đầu được áp dụng hay một số vấn đề chưa được pháp luật quy định dẫn đến lúng túng, vướng mắc.

Còn với cử tri Phạm Trọng Nghị (quận Thanh Khê, Đà Nẵng), chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội được triển khai hết sức kịp thời và cần thiết trong bối cảnh thị trường, giá cả bất động sản liên tục "nhảy múa" trong thời gian vừa qua. Nhấn mạnh vai trò của thị trường bất động sản, nhà ở và sự phát triển nhà ở xã hội đối với kinh tế - xã hội của đất nước cũng như an sinh - xã hội, cử tri cho rằng, khi có sự điều hành, điều tiết của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, quy định chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch thì thị trường sẽ phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Nhấn mạnh điều này, cử tri đánh giá rất cao việc Quốc hội chọn vấn đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội để giám sát tối cao trong thời điểm này đã thể hiện phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, trách nhiệm của Quốc hội trước yêu cầu phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy định liên quan phục vụ cho các mục tiêu phát triển của đất nước, của các địa phương và cũng là bước chuẩn bị quan trọng để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới như định hướng Đảng ta đã vạch ra.

Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh, vừa qua, các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới tạo không gian phát triển bất động sản, giải quyết những vấn đề khó khăn cho thị trường. Đây sẽ là bước tiến lớn cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững… Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện các văn bản quy phạm quy định chi tiết để các luật này phát huy hiệu quả vào cuộc sống…

Kỳ vọng những chuyển biến rõ nét sau giám sát

Cùng với yêu cầu củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan, theo dõi các diễn biến của phiên thảo luận tại nghị trường Quốc hội hôm qua, nhiều cử tri TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao các kiến nghị của Đoàn giám sát đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức liên quan về yêu cầu rà soát những tồn tại, hạn chế của hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội… Cử tri nhấn mạnh, thực hiện hiệu quả các kiến nghị giám sát này là cơ sở hết sức quan trọng hướng tới phát triển thị trường bất động sản, nhà ở lành mạnh, bền vững, đa dạng hóa sản phẩm; hài hòa cung - cầu, bảo đảm nguồn cung phù hợp với thu nhập, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.

Tại Đồng Nai, địa bàn có số lượng công nhân, người lao động đông đảo, cử tri dành nhiều kỳ vọng đối với sự chuyển biến sau chuyên đề giám sát tối cao hết sức thiết thực này. Cử tri Nguyễn Văn Tuấn (công nhân Công ty TNHH Changshin Việt Nam, Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) kiến nghị, bên cạnh bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, đúng đối tượng… trong thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi tiếp cận, yêu cầu cắt giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, kinh doanh, mua bán, quản lý, sử dụng nhà ở xã hội cũng hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, Chính phủ, chính quyền các địa phương cũng cần quản lý chặt chẽ đối với các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội để tránh phát sinh những vấn đề bức xúc, như: chất lượng nhà ở không bảo đảm theo thiết kế, tự ý tăng giá bán nhà ở xã hội so với giá được phê duyệt...

Cùng chung mối quan tâm đến nhà ở xã hội, cử tri Phạm Định (Công nhân Công ty Regina Miracle, KCN Vsip - TP. Hải Phòng) kỳ vọng, sau chuyên đề giám sát này, Quốc hội và HĐND các địa phương sẽ tiếp tục giám sát công tác quy hoạch, bố trí nguồn lực, có cơ chế thu hút đầu tư để phát triển, mở rộng quỹ nhà ở xã hội. Coi đây là một chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng nhà ở xã hội, các tiện ích phục vụ nhu cầu mua sắm, học tập của con em và chăm sóc sức khỏe…

Cử tri nhiều địa phương cũng bày tỏ tán thành với nhận định của nhiều đại biểu về tình trạng còn tồn tại sự mất cân đối trong phân khúc sản phẩm. Sự lệch pha cung cầu này không chỉ dẫn tới khan hiếm thị trường căn hộ bình dân mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị thao túng, đầu cơ, thổi giá, tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy. Trước tình hình này, cử tri mong muốn, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương tiếp tục có chính sách ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để khuyến khích doanh nghiệp phát triển phân khúc nhà ở thương mại phù hợp với thu nhập của phần đông người lao động. Bên cạnh đó, có biện pháp mạnh kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất, bảo đảm sự ổn định, phát triển của thị trường…

Có thể khẳng định, để có được kho dữ liệu đầu vào hết sức đồ sộ, mang đậm hơi thở từ thực tiễn để thực hiện phiên thảo luận toàn thể tại kỳ họp hôm qua, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã hoàn thành số lượng công việc vô cùng lớn với những nội dung hết sức phức tạp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kỹ lưỡng của Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng trí tuệ tập thể của từng thành viên Đoàn giám sát và tinh thần vào cuộc trách nhiệm, không né tránh của Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị, địa phương đã được thể hiện rõ trong từng trang báo cáo giám sát. Cử tri tin tưởng rằng, Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội được thông qua tại kỳ họp này chắc chắn sẽ tạo ra những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn.

Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế
Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế

Tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình về một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn mới đây, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận một số ý kiến, kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét đề nghị Chính phủ nâng tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế nhằm khuyến khích, động viên, duy trì đội ngũ người có trình độ chuyên môn làm việc tại cơ sở y tế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình BÙI ĐỨC HINH
Đại biểu - Cử tri

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực tháo gỡ "điểm nghẽn"

Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại diện cơ quan dân cử các địa phương chung nhận định: phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, dân chủ, các ĐBQH đã đưa ra những ý kiến đánh giá rất sâu sắc, trách nhiệm, sát với tình hình thực tế. Từ những khó khăn, thách thức do thiên tai đến những “điểm nghẽn” vẫn chưa thể giải quyết triệt để, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực khắc phục khó khăn, hướng tới thực hiện tốt mục tiêu những tháng cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND

Thành công của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Công tác chuẩn bị các văn bản tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng dự thảo nghị quyết HĐND. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố này chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có sự điều hành khoa học, sáng tạo, linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp.

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước
Đại biểu - Cử tri

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước

Theo Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh ĐÀO THỊ ANH NGA, chủ đề của Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra vào ngày mai (12.5) thực sự trúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề về văn hoá đang được Đảng, Nhà nước và đông đảo Nhân dân quan tâm… Kỳ vọng Hội thảo sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao; đồng thời, khẳng định được vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước…

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm
Đại biểu - Cử tri

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm

Bằng cách làm sáng tạo, trách nhiệm, từ sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương, đại biểu dân cử đã làm tốt vai trò liên hệ với cử tri - nhịp cầu nối liền cử tri với Nhà nước. Qua đó, những ý kiến, đóng góp của cử tri được chuyển tải đến chính quyền để tiếp thu, giải quyết kịp thời, còn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với cử tri, tạo đồng thuận và vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện. Cũng chính nhờ nhịp cầu này, hoạt động của cơ quan dân cử ngày càng thiết thực, “thời sự” và gắn với nhịp sống của xã hội nhiều hơn.

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội

Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cần đánh giá bổ sung thêm hiệu quả, tác động của việc thực hiện chính sách đối với đời sống Nhân dân.

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô
Đại biểu - Cử tri

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô

Trong năm 2023, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức thành công các kỳ họp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của Thủ đô. Qua đó, vị thế của HĐND thành phố ngày càng được nâng cao trong hệ thống chính trị Thủ đô.

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh

Thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) quan tâm đến lĩnh vực y tế, nhất là những nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế bởi đây là vấn đề được cử tri trên cả nước đặc biệt quan tâm.

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp

Thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đánh giá bên cạnh những kết quả đã đạt được, các báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, những khó khăn, nhận diện những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu - Cử tri

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thính phiên giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hôm qua, 30.10, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu trao đổi thẳng thắn, sôi nổi. Bên cạnh đưa ra những minh chứng cụ thể, nhiều ý kiến còn đề xuất bổ sung các giải pháp, kiến nghị cụ thể sửa đổi một số quy định hiện hành… nhằm sớm gỡ "nút thắt", góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đại biểu - Cử tri

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Phải ra sức vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an”. Thực vậy, thực tiễn đã chứng minh Nhân dân chính là nền tảng, là nguồn sức mạnh to lớn trong công cuộc bảo đảm anh ninh trật tự (ANTT); nơi nào người dân tích cực tham gia hỗ trợ thì nơi đó phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mạnh, an ninh trật tự tại cơ sở được bảo đảm.

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri
Đại biểu - Cử tri

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri

Sáng nay, 10.7, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã xem xét Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 tại Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 09.12.2022 của HĐND tỉnh và tại Báo cáo số 194/BC-HĐND ngày 15.12.2022 của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, việc quan tâm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các kiến nghị, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội

Theo đại diện cơ quan dân cử, cử tri địa phương: Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV không những hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra mà còn thể chế hóa nhiều nội dung quan trọng của kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả
Đại biểu - Cử tri

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả

Liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) về những khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngày 22.6.2023, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 576/TTg-NN trả lời nội dung trên.

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu

Hôm nay (22.5), Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều việc khó, phức tạp, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở... Để hoàn thành chất lượng nhất chương trình nghị sự của kỳ họp, cử tri kỳ vọng các ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp trí tuệ trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định.

Cử tri các tỉnh khu vực Tây Nguyên quan tâm đến việc cải thiện đời sống người dân
Đại biểu - Cử tri

Cử tri các tỉnh khu vực Tây Nguyên quan tâm đến việc cải thiện đời sống người dân

Những ngày qua, tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum diễn ra kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 để tiến hành xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Tại các phiên thảo luận, nhiều vấn đề nóng về dân sinh, cải thiện đời sống của người dân được các đại biểu làm rõ, giải đáp, đáp ứng được sự mong đợi của cử tri và Nhân dân khu vực Tây Nguyên.