Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô

Trong năm 2023, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức thành công các kỳ họp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của Thủ đô. Qua đó, vị thế của HĐND thành phố ngày càng được nâng cao trong hệ thống chính trị Thủ đô.

Giám sát, chất vấn, giải trình đúng trọng tâm, trọng điểm

Trình bày báo cáo về kết quả hoạt động của HĐND TP. Hà Nội năm 2023 tại Kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Khoá XVI, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà khẳng định, trong năm 2023, Thường trực HĐND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần chủ đề năm 2023 của thành phố. Tập trung triển khai hiệu quả các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu Đề án số 15-ĐA/TU ngày 12.5,2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”; Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12.9.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ Đại biểu và đại biểu HĐND”.

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô -0
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tại kỳ họp

Năm 2023, HĐND thành phố cũng tổ chức thành công các kỳ họp đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của thành phố. Với 3 kỳ họp, trong đó có 1 kỳ họp thường lệ và 2 kỳ họp chuyên đề, HĐND thành phố đã kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng, cấp thiết của thành phố; ban hành 40 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp để đảm bảo các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh trên địa bàn. 

"Nhìn chung, hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình trọng tâm, trọng điểm thuộc lĩnh vực quan trọng, được cử tri và nhân dân Thủ đô quan tâm, bảo đảm thực chất, hiệu quả. Hoạt động chất vấn tại các kỳ họp thường lệ được triển khai nghiêm túc, tăng cường về chất lượng và hiệu quả", Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố khẳng định.

Ngoài ra, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri và các đại biểu HĐND thành phố, tại kỳ họp giữa năm 2023, HĐND thành phố đã lựa chọn 2 nhóm vấn đề chất vấn, tái chất vấn tại kỳ họp: Tái chất vấn việc thực hiện các cam kết, lời hứa và những vấn đề đã được HĐND, Thường trực HĐND thành phố quyết nghị, kết luận tại các phiên chất vấn, giải trình; Chất vấn về công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước thuộc thành phố.

"Kết quả phiên chất vấn cho thấy, vấn đề được HĐND thành phố lựa chọn chất vấn, tái chất vấn là trúng và đúng, quan trọng, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Thủ đô. Ngay sau đó, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết phiên chất vấn, trong đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình để tập trung khắc phục, các tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý Nhà nước đối với nội dung chất vấn, tái chất vấn", bà Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

Đặc biệt, ngày 12.5.2023, Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức phiên chất vấn về việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là phiên chất vấn đầu tiên của Thường trực HĐND thành phố Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện theo Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên chất đã diễn ra dân chủ, sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng, thực chất và rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc phối hợp, điều hòa, hướng dẫn hoạt động với các cơ quan có liên quan và HĐND các cấp được duy trì kịp thời, chặt chẽ, rõ trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả cao. Các thành viên Thường trực HĐND, lãnh đạo chuyên trách các Ban đã tham gia tích cực, trách nhiệm trong các hoạt động chung của thành phố, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Phối hợp hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho biết, năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề hoàn hành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ thành phố và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, HĐND thành phố tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý Nhà nước và tình hình thực tiễn của Thủ đô.

Trong đó, HĐND thành phố sẽ chủ động tham gia cùng các cơ quan thành phố phối hợp Bộ Tư pháp; các bộ ngành Trung ương, các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (dự kiến diễn ra tháng 5.2024); tập trung phối hợp và hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch chung, Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065; Chương trình 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích; Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô và các nhiệm vụ trọng tâm; phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 đề ra, đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô -0
Trong năm qua, hoạt động giám sát của HĐND TP Hà Nội được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học, đúng trọng tâm, trọng điểm

Cùng với đó, tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND Thành phố; chỉ đạo, điều hòa hoạt động giám sát, khảo sát về kỷ luật, kỷ cương lĩnh vực giải quyết kiến nghị cử tri và những vấn đề dân sinh, bức xúc. Tập trung rà soát, đánh giá, đôn đốc, giám sát và tái giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát, chất vấn của HĐND, Thường trực HĐND từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Bên cạnh đó, HĐND thành phố sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án số 15-ĐA/TU, ngày 12.5.2022 của Ban Thường vụ Thành ủy; tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp HĐND thành phố; tăng cường các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề; tip tục phối hợp thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND

Thành công của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Công tác chuẩn bị các văn bản tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng dự thảo nghị quyết HĐND. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố này chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có sự điều hành khoa học, sáng tạo, linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp.

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước
Đại biểu - Cử tri

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước

Theo Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh ĐÀO THỊ ANH NGA, chủ đề của Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra vào ngày mai (12.5) thực sự trúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề về văn hoá đang được Đảng, Nhà nước và đông đảo Nhân dân quan tâm… Kỳ vọng Hội thảo sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao; đồng thời, khẳng định được vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước…

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm
Đại biểu - Cử tri

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm

Bằng cách làm sáng tạo, trách nhiệm, từ sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương, đại biểu dân cử đã làm tốt vai trò liên hệ với cử tri - nhịp cầu nối liền cử tri với Nhà nước. Qua đó, những ý kiến, đóng góp của cử tri được chuyển tải đến chính quyền để tiếp thu, giải quyết kịp thời, còn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với cử tri, tạo đồng thuận và vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện. Cũng chính nhờ nhịp cầu này, hoạt động của cơ quan dân cử ngày càng thiết thực, “thời sự” và gắn với nhịp sống của xã hội nhiều hơn.

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội

Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cần đánh giá bổ sung thêm hiệu quả, tác động của việc thực hiện chính sách đối với đời sống Nhân dân.

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh

Thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) quan tâm đến lĩnh vực y tế, nhất là những nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế bởi đây là vấn đề được cử tri trên cả nước đặc biệt quan tâm.

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp

Thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đánh giá bên cạnh những kết quả đã đạt được, các báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, những khó khăn, nhận diện những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu - Cử tri

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thính phiên giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hôm qua, 30.10, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu trao đổi thẳng thắn, sôi nổi. Bên cạnh đưa ra những minh chứng cụ thể, nhiều ý kiến còn đề xuất bổ sung các giải pháp, kiến nghị cụ thể sửa đổi một số quy định hiện hành… nhằm sớm gỡ "nút thắt", góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đại biểu - Cử tri

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Phải ra sức vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an”. Thực vậy, thực tiễn đã chứng minh Nhân dân chính là nền tảng, là nguồn sức mạnh to lớn trong công cuộc bảo đảm anh ninh trật tự (ANTT); nơi nào người dân tích cực tham gia hỗ trợ thì nơi đó phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mạnh, an ninh trật tự tại cơ sở được bảo đảm.

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri
Đại biểu - Cử tri

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri

Sáng nay, 10.7, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã xem xét Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 tại Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 09.12.2022 của HĐND tỉnh và tại Báo cáo số 194/BC-HĐND ngày 15.12.2022 của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, việc quan tâm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các kiến nghị, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội

Theo đại diện cơ quan dân cử, cử tri địa phương: Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV không những hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra mà còn thể chế hóa nhiều nội dung quan trọng của kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả
Đại biểu - Cử tri

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả

Liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) về những khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngày 22.6.2023, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 576/TTg-NN trả lời nội dung trên.

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu

Hôm nay (22.5), Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều việc khó, phức tạp, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở... Để hoàn thành chất lượng nhất chương trình nghị sự của kỳ họp, cử tri kỳ vọng các ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp trí tuệ trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định.

Cử tri các tỉnh khu vực Tây Nguyên quan tâm đến việc cải thiện đời sống người dân
Đại biểu - Cử tri

Cử tri các tỉnh khu vực Tây Nguyên quan tâm đến việc cải thiện đời sống người dân

Những ngày qua, tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum diễn ra kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 để tiến hành xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Tại các phiên thảo luận, nhiều vấn đề nóng về dân sinh, cải thiện đời sống của người dân được các đại biểu làm rõ, giải đáp, đáp ứng được sự mong đợi của cử tri và Nhân dân khu vực Tây Nguyên.

Đóng góp tích cực vào quyết sách quan trọng của quốc gia
Đại biểu - Cử tri

Đóng góp tích cực vào quyết sách quan trọng của quốc gia

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Cùng với tập trung những vấn đề lớn, cấp bách, sát hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh quốc tế, sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội đối với Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 chứng tỏ rằng: dân trí và ý thức chính trị của người dân ngày càng nâng cao, dân chủ ngày càng được phát huy, sự tham gia, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, các quyết sách của Quốc hội ngày càng được mở rộng và tăng cường. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng, thành công của Diễn đàn sẽ đóng góp tích cực vào các quyết sách quan trọng của quốc gia.

Dân thiệt vì chính quyền chưa tìm được hướng xử lý chồng lấn địa giới
Đại biểu - Cử tri

Dân thiệt vì chính quyền chưa tìm được hướng xử lý chồng lấn địa giới

Từ năm 2008 đến năm nay, hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm xử lý gần 6.200ha diện tích chồng lấn địa giới tại khu vực xã Đắk Nên (huyện Kon Plông) và xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My). Tuy nhiên, do chưa thống nhất được phương án nên mọi chuyện vẫn đang “dậm chân tại chỗ” khiến hơn 1.000 nhân khẩu của hai địa phương vất vả trăm bề.