Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước

Theo Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh ĐÀO THỊ ANH NGA, chủ đề của Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra vào ngày mai (12.5) thực sự trúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề về văn hoá đang được Đảng, Nhà nước và đông đảo Nhân dân quan tâm… Kỳ vọng Hội thảo sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao; đồng thời, khẳng định được vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước…

Văn hóa, con người Hà Tĩnh có bước phát triển khá toàn diện

Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh Đào Thị Anh Nga cho biết: Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 9,6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Chương trình hành động số 1347-CTr/TU, lĩnh vực văn hóa, con người Hà Tĩnh có những bước phát triển khá toàn diện. Cụ thể, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân được nâng lên; nhiều chủ trương trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và xây dựng con người được ban hành; quản lý Nhà nước về văn hóa được tăng cường; các thiết chế văn hóa từng bước đồng bộ; các di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển; sản phẩm văn hóa phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân và sự phát triển của tỉnh.

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước -0
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 33.

Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam và đặc trưng riêng của người Hà Tĩnh được kế thừa và phát triển; những giá trị mới về văn hóa, con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập được tiếp thu có chọn lọc; giao lưu, hợp tác văn hóa từng bước được mở rộng...

Theo đó, trong thơi gian qua, Hà Tĩnh đã tạo môi trường và điều kiện để phát triển con người đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng chỉ đạo xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông nông thôn, điện, trường học, các thiết chế văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; quan tâm đầu tư kinh phí từ ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và huy động các nguồn tài trợ khác để trùng tu, tôn tạo công trình, di tích lịch sử - văn hóa, thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa.

Tuy nhiên, nhìn chung, lĩnh vực văn hóa, con người phát triển chưa tương xứng với yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần khắc phục như công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 của một số cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương chưa kịp thời, còn hình thức; việc xử lý, ngăn chặn thông tin giả, xấu độc trên mạng chưa đáp ứng yêu cầu; các thiết chế văn hóa chưa đồng bộ, tỉnh còn thiếu các khu vui chơi giải trí quy mô lớn...

Từ thực tế địa phương, Trưởng Ban Văn hóa– Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh Đào Thị Anh Nga cũng cho biết: Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9,6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết 33) do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức mới đây, tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Trung ương cho chủ trương về Đề án xây dựng, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp và mở rộng Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập, hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Hà Huy Tập vào năm 2026 và Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030).

Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ tỉnh triển khai hiệu quả các nhiệm vụ theo Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Mộ và Khu Lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (huyện Hương Sơn); tạo điều kiện, hỗ trợ đăng cai các sự kiện văn hóa, giải thể thao cấp quốc gia như giải Maraton, giải bóng chuyền vô địch Quốc gia; hỗ trợ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hoá và vai trò của các thiết chế văn hoá, thể thao

Cũng theo bà Đào Thị Anh Nga, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, đồng thời là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng ta đã ban hành hai nghị quyết quan trọng về văn hóa là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín (Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2022 được tổ chức, tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra nhiều thông điệp quan trọng về phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước -0
Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh Đào Thị Anh Nga

Đánh giá về chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” của Hội thảo Văn hóa 2024 sẽ diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh vào ngày mai (12.5), Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: Chủ đề này thực sự trúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề về văn hoá đang được Đảng, Nhà nước và đông đảo Nhân dân quan tâm...

“Đây cũng là bước đi thiết thực, bài bản nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, nhất là những mục tiêu, nhiệm vụ mới mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Hội thảo cũng góp phần cụ thể hóa các nội dung, định hướng, vấn đề được  khơi gợi tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Hội thảo về văn hóa năm 2022 về “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” do Quốc hội chủ trì, phối hợp tổ chức”, bà Nga nhấn mạnh.

Theo bà Đào Thị Anh Nga, trong các nội dung của xây dựng và phát triển văn hóa, con người thì thiết chế văn hóa, thể thao là một trong những nội dung rất quan trọng. Bởi, đây là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa, thể thao hằng ngày của Nhân dân, đồng thời phản ánh diện mạo văn hóa của cộng đồng, quốc gia, cho chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhân dân… Do vậy, chủ đề Hội thảo năm nay sẽ góp phần bàn thảo, tháo gỡ những điểm nghẽn trong tất cả các khâu từ đầu tư, xây dựng đến quản lý, sử dụng các thiết chế phù hợp, hiệu quả.

Qua Hội thảo lần này, các đại biểu sẽ đánh giá một cách tổng quát, chính xác những chính sách và nguồn lực dành cho các thiết chế văn hoá, thể thao trong thời gian qua… Từ việc đánh giá đó, các chuyên gia, các đại biểu sẽ đề xuất những chính sách và nguồn lực tiếp theo dành cho các thiết chế này. Đặc biệt là trong quá trình vừa qua, những đầu tư dàn trải hoặc chưa thực sự hiệu quả cũng cần được nhìn nhận thẳng thắn để có sự điều chỉnh kịp thời…

“Kỳ vọng, Hội thảo có sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về văn hoá và vai trò của các thiết chế văn hoá, thể thao; đồng thời, cũng sẽ khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước… Tất cả những góp ý tại Hội thảo sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích cho các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong quá trình hoạch định các chính sách về thiết chế văn hóa, thể thao trong giai đoạn mới”, bà Đào Thị Anh Nga nhấn mạnh.

Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế
Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế

Tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình về một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn mới đây, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận một số ý kiến, kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét đề nghị Chính phủ nâng tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế nhằm khuyến khích, động viên, duy trì đội ngũ người có trình độ chuyên môn làm việc tại cơ sở y tế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình BÙI ĐỨC HINH
Đại biểu - Cử tri

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực tháo gỡ "điểm nghẽn"

Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại diện cơ quan dân cử các địa phương chung nhận định: phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, dân chủ, các ĐBQH đã đưa ra những ý kiến đánh giá rất sâu sắc, trách nhiệm, sát với tình hình thực tế. Từ những khó khăn, thách thức do thiên tai đến những “điểm nghẽn” vẫn chưa thể giải quyết triệt để, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực khắc phục khó khăn, hướng tới thực hiện tốt mục tiêu những tháng cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND

Thành công của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Công tác chuẩn bị các văn bản tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng dự thảo nghị quyết HĐND. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố này chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có sự điều hành khoa học, sáng tạo, linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp.

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm
Đại biểu - Cử tri

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm

Bằng cách làm sáng tạo, trách nhiệm, từ sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương, đại biểu dân cử đã làm tốt vai trò liên hệ với cử tri - nhịp cầu nối liền cử tri với Nhà nước. Qua đó, những ý kiến, đóng góp của cử tri được chuyển tải đến chính quyền để tiếp thu, giải quyết kịp thời, còn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với cử tri, tạo đồng thuận và vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện. Cũng chính nhờ nhịp cầu này, hoạt động của cơ quan dân cử ngày càng thiết thực, “thời sự” và gắn với nhịp sống của xã hội nhiều hơn.

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội

Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cần đánh giá bổ sung thêm hiệu quả, tác động của việc thực hiện chính sách đối với đời sống Nhân dân.

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô
Đại biểu - Cử tri

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô

Trong năm 2023, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức thành công các kỳ họp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của Thủ đô. Qua đó, vị thế của HĐND thành phố ngày càng được nâng cao trong hệ thống chính trị Thủ đô.

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh

Thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) quan tâm đến lĩnh vực y tế, nhất là những nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế bởi đây là vấn đề được cử tri trên cả nước đặc biệt quan tâm.

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp

Thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đánh giá bên cạnh những kết quả đã đạt được, các báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, những khó khăn, nhận diện những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu - Cử tri

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thính phiên giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hôm qua, 30.10, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu trao đổi thẳng thắn, sôi nổi. Bên cạnh đưa ra những minh chứng cụ thể, nhiều ý kiến còn đề xuất bổ sung các giải pháp, kiến nghị cụ thể sửa đổi một số quy định hiện hành… nhằm sớm gỡ "nút thắt", góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đại biểu - Cử tri

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Phải ra sức vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an”. Thực vậy, thực tiễn đã chứng minh Nhân dân chính là nền tảng, là nguồn sức mạnh to lớn trong công cuộc bảo đảm anh ninh trật tự (ANTT); nơi nào người dân tích cực tham gia hỗ trợ thì nơi đó phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mạnh, an ninh trật tự tại cơ sở được bảo đảm.

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri
Đại biểu - Cử tri

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri

Sáng nay, 10.7, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã xem xét Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 tại Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 09.12.2022 của HĐND tỉnh và tại Báo cáo số 194/BC-HĐND ngày 15.12.2022 của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, việc quan tâm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các kiến nghị, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội

Theo đại diện cơ quan dân cử, cử tri địa phương: Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV không những hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra mà còn thể chế hóa nhiều nội dung quan trọng của kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả
Đại biểu - Cử tri

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả

Liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) về những khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngày 22.6.2023, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 576/TTg-NN trả lời nội dung trên.

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu

Hôm nay (22.5), Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều việc khó, phức tạp, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở... Để hoàn thành chất lượng nhất chương trình nghị sự của kỳ họp, cử tri kỳ vọng các ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp trí tuệ trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định.

Cử tri các tỉnh khu vực Tây Nguyên quan tâm đến việc cải thiện đời sống người dân
Đại biểu - Cử tri

Cử tri các tỉnh khu vực Tây Nguyên quan tâm đến việc cải thiện đời sống người dân

Những ngày qua, tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum diễn ra kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 để tiến hành xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Tại các phiên thảo luận, nhiều vấn đề nóng về dân sinh, cải thiện đời sống của người dân được các đại biểu làm rõ, giải đáp, đáp ứng được sự mong đợi của cử tri và Nhân dân khu vực Tây Nguyên.