Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo

Để triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thống nhất phương án thành lập Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo.

Theo đó, cùng với việc triển khai các công việc xây dựng, triển khai Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã thảo luận, thống nhất định hướng phương án thành lập Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo nhằm ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp, ưu tiên phát triển các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, môi trường và vật liệu tiên tiến.

phoi-canh-truong-dai-hoc-cong-nghe-dhqghn-tai-hoa-lac.jpg
Phối cảnh Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
du-an-xay-dung-vien-va-trung-tam-nghien-cuu-lien-nganh-tai-hoa-lac.jpg
Dự án xây dựng Viện và Trung tâm nghiên cứu liên ngành tại Hòa Lạc

Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo được thành lập theo hướng là một tổ hợp bao gồm một số đơn vị nghiên cứu khoa học thành viên và trung tâm hỗ trợ, dịch vụ: Viện Công nghệ Thông tin, Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, từng đơn vị tiến hành xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ và dự thảo Quy định về tổ chức và hoạt động mới của đơn vị; báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 6.1.2025.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân cho rằng, Nghị quyết số 57-NQ/TW đã định hướng và chỉ ra giải pháp để thực hiện một phương thức sản xuất kiểu mới của Việt Nam trong kỷ nguyên mới - đó là phát triển dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số.

Sự thay đổi về phương thức sản xuất không chỉ tác động tới những người làm khoa học, các tổ chức, nhà quản lý, doanh nghiệp mà tới toàn thể xã hội. Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu của hệ thống giáo dục đại học sẽ giữ vai trò nòng cốt trong triển khai Nghị quyết này.

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ gắn kết chặt chẽ và hữu cơ với hệ sinh thái giáo dục đại học. Vì vậy, giáo dục đại học Việt Nam phát triển bền vững cũng có nghĩa là quốc gia phát triển bền vững, thịnh vượng.

vnu-phong-thi-nghiem.jpg
Một phòng thí nghiệm tại Đại học Quốc gia Hà Nội
vnu-thu-tuong-pham-minh-chinh-lam-viec-voi-dhqghn-38.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, về chương trình đào tạo, ngay từ năm năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Nghị quyết phát triển các ngành kỹ thuật công nghệ, khoa học sức khoẻ, công nghiệp văn hoá và sáng tạo. Tới nay, cơ cấu tuyển sinh và đào tạo của các ngành này đã đạt 35%. Dự kiến các lĩnh vực này sẽ đạt 45%, cùng với nhiều ngành nghề mới được Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trong các năm 2025 và 2026.

Về cơ sở vật chất, Đại học Quốc gia Hà Nội đang xây dựng tại Hòa Lạc trở thành trung tâm đô thị đại học thông minh, hiện đại.

Ngày 24.12.2024, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khởi công xây dựng Trường Đại học Công nghệ tại Hòa Lạc, nhằm thể hiện quyết tâm của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc hiện đại hóa và đồng bộ về cơ sở vật chất, tham gia hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu công nghệ vi mạch tích hợp bán dẫn ở Việt Nam.

Dự kiến trong tháng 1.2025, các hạng mục thành phần thuộc dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia Hà Nội” là Trung tâm Thư viện & Tri thức số, khu Viện nghiên cứu liên ngành sẽ được khởi công xây dựng và sẽ đưa vào hoạt động năm 2026.

Công viên công nghệ tiên tiến, ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo sẽ được sử dụng một tổ hợp cơ sở vật chất hiện đại, thông minh và đồng bộ trong khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, đó là khu Viện nghiên cứu liên ngành với quy mô gần 23ha. Dự kiến Khu liên hợp nghiên cứu cao cấp thuộc dự án WB sẽ được triển khai với hơn 100.000m2 sàn thiết kế đồng bộ hạ tầng xây dựng và hạ tầng số để đáp ứng yêu cầu cho Công viên này.

Với cấu trúc tổ chức phát huy được sự liên thông giữa các đơn vị và các nhóm nghiên cứu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cùng mạng lưới đối tác quốc tế và doanh nghiệp lớn mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi đây được kỳ vọng sẽ giúp phát huy nhiều nhà khoa học, nhóm nghiên cứu mạnh.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.