Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới

Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới
Lược ghi phát biểu của CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ về quan hệ Việt Nam - Bangladesh tại Học viện Ngoại giao Bangladesh
Lời Tòa soạn: Chiều tối ngày 21.9, giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bangladesh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu chính sách quan trọng về quan hệ Việt Nam - Bangladesh tại Học viện Ngoại giao Bangladesh.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu:
Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Học viện Ngoại giao Bangladesh. Ảnh: Doãn Tấn

Trong chuyến thăm chính thức Bangladesh theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury, hôm nay, tôi vui mừng được trao đổi với quý vị tại Học viện Ngoại giao Bangladesh, tòa nhà mang ý nghĩa lịch sử - nơi Ngài Sheikh Mujibur Rahman, Người sáng lập ra quốc gia Bangladesh hiện đại, đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng đối với vận mệnh và sự phát triển của đất nước. Đây cũng là “cái nôi” đào tạo những chính trị gia và nhà ngoại giao hàng đầu của Bangladesh, và có nhiều đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, tình đoàn kết và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Bangladesh và Việt Nam chia sẻ nhiều nét lịch sử tương đồng. Cả hai nước chúng ta đều trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc, cùng chia sẻ những tư tưởng lớn về độc lập dân tộc, tự do, bình đẳng, bác ái, tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế. Phải chăng đó chính là những giá trị vững bền nhân văn làm chúng ta luôn gần bên nhau hôm nay và mai sau.

Cha già Dân tộc Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman đã đề ra khẩu hiệu “Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia, dân tộc và không kết thù chuốc oán với ai”. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi cũng nhiều lần tuyên bố, Việt Nam “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”; “chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình”. Những tư tưởng lớn gần nhau, tầm nhìn vượt thời gian của hai vị lãnh tụ tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước coi là nền tảng của chính sách đối ngoại cho đến ngày nay.

Hai nước chúng ta cũng được Mẹ Thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi sông hùng vĩ, biển cả mênh mông. Đối với nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam, các tác phẩm của nhà thơ lỗi lạc Rabindranath Tagore như “Mây và Sóng”, “Tâm tình hiến dâng” là những tác phẩm quen thuộc trong giáo trình Ngữ văn. Còn bạn bè quốc tế yêu mến đất nước Việt Nam, chắc hẳn không còn xa lạ với tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

Bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI,thế giới thay đổi hết sức nhanh chóng và khó lường, với nhiều chuyển biến sâu sắc, chưa từng có tiền lệ, tạo ra một bức tranh đan xen nhiều mảng sáng - tối. Điều đáng mừng là hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, là nguyện vọng thiết tha của mọi người dân tiến bộ trên toàn thế giới. Kinh tế thế giới có những phát triển vượt bậc nhờ những tiến bộ vũ bão của Cách mạng công nghiệp 4.0, đang mở ra nhiều cơ hội mới cho cả những nước đi sau thực hiện giấc mơ phát triển thịnh vượng quốc gia và hướng tới khát vọng về một thế giới không có chiến tranh, nhân loại không còn đói nghèo và phát triển bền vững.

Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Học viện Ngoại giao Bangladesh. Ảnh: Doãn Tấn

Tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội vừa qua, tôi đã nhấn mạnh thêm rằng, trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trong điều kiện bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 như hiện nay, không có bất cứ quốc gia nào dù lớn đến đâu cũng có thể tự mình giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu, và ngược lại, những quốc gia dù nhỏ và nghèo hơn thì vẫn có cơ hội và có thể tìm thấy cơ hội để phát triển. Tôi cho rằng, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, tương lai không đơn thuần chỉ là đường kéo dài của quá khứ. Đó chính là cơ hội và cũng là tiền đề hợp tác cho những nước đang phát triển như Việt Nam và Bangladesh. 

Nhưng cùng với đó, căng thẳng địa chính trị, địa chiến lược ngày càng gay gắt, xung đột cục bộ vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi, các thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước đang gây ra những mất mát không kể xiết đối với cuộc sống của người dân, đe dọa, thậm chí kéo lùi những thành tựu phát triển của nhân loại đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng đã nhận định: “Hơn 30% số Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc đã bị đình trệ hoặc đảo ngược”, nạn đói đã quay lại mức của năm 2005. Toàn cầu hóa cùng những chuẩn mực giá trị, thể chế và quan niệm đã bén rễ trong đời sống quốc tế hàng chục năm qua, như chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật đang bị thách thức nghiêm trọng bởi trào lưu bảo hộ thương mại, chính trị cường quyền, xu thế chạy đua vũ trang, vi phạm pháp luật quốc tế...

Không ở nơi đâu trên thế giới, những thay đổi sâu sắc của tình hình quốc tế lại bộc lộ rõ như ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là nơi hội tụ hầu hết những động lực của sự thay đổi cũng như chịu nhiều tác động đang diễn ra trên thế giới, đồng thời đây cũng là không gian an ninh và phát triển mà Việt Nam và Bangladesh đang cùng nhau chia sẻ.

100 năm trước, phần lớn khu vực này vẫn chìm đắm trong màn đêm chiến tranh, thuộc địa và sự lạc hậu. Ít ai có thể tưởng tượng là một thế kỷ sau, châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương lại vươn lên mạnh mẽ đến vậy. Khu vực này đã khẳng định được sự phát triển năng động nhất, đi đầu về xu hướng liên kết kinh tế và các sáng kiến kết nối, hợp tác khu vực; trung tâm địa kinh tế, địa chính trị quan trọng hàng đầu thế giới. Nhưng cùng với đó, châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Dù được hưởng nền hòa bình lâu dài kể từ sau Chiến tranh Lạnh, đây cũng là nơi tập trung nhiều điểm nóng có nguy cơ xảy ra xung đột. Khu vực cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, theo Ngân hàng châu Á (ADB), do biến đổi khí hậu, đến năm 2030, khoảng 30% dân số châu Á sẽ lâm vào cảnh dễ bị tổn thương về kinh tế.

Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, ASEAN qua 56 năm hình thành và phát triển đã trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất thế giới, biểu tượng cho những thay đổi lớn lao của khu vực.

ASEAN không ngừng khẳng định tiềm năng kinh tế to lớn của mình. Với thị trường hơn 600 triệu dân năng động, tăng trưởng nhanh, ASEAN đã trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ năm thế giới và dự báo đến năm 2030 vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Việc triển khai các liên kết kinh tế tiêu chuẩn cao, quy mô lớn như RCEP, CPTPP, mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các liên kết kinh tế số… đang mang lại những động lực tăng trưởng mới cho khu vực. Các cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng, dẫn dắt và giữ vai trò trung tâm đã trở thành các cơ chế đối thoại quan trọng với quy mô ngày càng lớn, đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng

Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới
Các đại biểu dự cuộc phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Tôi xin chia sẻ khái quát với quý vị về câu chuyệncủa Việt Nam, cũng có thể được xem là một câu chuyện điển hình về đoàn kết toàn dân tộc, nỗ lực vươn lên trước những tác động, thay đổi sâu sắc của thế giới và khu vực. Việt Nam đã luôn kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nỗ lực vượt bậc của toàn dân tộc, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử.

Từ một đất nước bị chia cắt, trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, nhân dân Việt Nam đã kiên cường vươn lên trở thành một đối tác tin cậy, hiện nay có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ, và là thành viên của hơn 60 tổ chức quốc tế.

Từ một đất nước đói nghèo và lạc hậu, Việt Nam đã thực hiện công cuộc “Đổi mới” từ năm 1986, từng bước mở cửa, vươn lên mạnh mẽ và trở thành một quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình với nền kinh tế năng động. Năm 2022, mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 và tình hình bất ổn của kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt mức 8,02%, lạm phát kiểm soát ở mức khoảng 3%, đưa Việt Nam nằm trong Top 38 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới tính theo giá hiện hành, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) của IMF, Việt Nam xếp thứ 10 châu Á và thứ 24 thế giới. Với quy mô kim ngạch xuất khẩu đạt 735 tỷ USD, Việt Nam thuộc Top 20 nước có doanh thu về thương mại quốc tế lớn nhất toàn cầu. Việt Nam cũng là điểm đến an toàn, hấp dẫn và là một trong 20 nước thu hút FDI thành công nhất, luỹ kế đến nay đã thu hút hơn 37.000 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 449,550 tỷ USD từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ hộ nghèo sau chiến tranh là 95%, đến năm 2010 còn 14,5% và đến năm 2022 còn hơn 4% theo chuẩn nghèo đa chiều của Liên Hợp Quốc, được Liên Hợp Quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới
Các đại biểu dự cuộc phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Từ một quốc gia bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, trở thành thành viên tích cực,có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế với nhiều nỗ lực, dấu ấn nổi bật với 15 FTA mở ra quan hệ thị trường tiêu chuẩn cao với 60 quốc gia, đối tác. Những chiến sĩ mũ nồi xanhcủa Việt Nam cũng đang sát cánh bên các đồng nghiệp quốc tế tại Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Abyei; sát cánh cùng bạn bè quốc tế trong các công cuộc cứu hộ cứu nạn như tại trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. 

Việt Nam đang hướng đến những khát vọng phát triển lớn lao. Tại Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam đã xác định 2 mục tiêu 100 năm: đến năm 2030 khi kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Để hiện thực hóa được khát vọng lớn lao đó, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trong tiến trình đó, chúng tôi xác định người dân là trung tâm, là chủ thể và động lực chính của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Những thành tựu kinh tế - xã hội dù to lớn đến mấy, chỉ thực sự có ý nghĩa trọn vẹn khi mang đến cho người dân lợi ích thiết thực. Hòa bình và phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi người dân có cuộc sống an toàn, ấm no và hạnh phúc.

Với tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam luôn nỗ lực cao nhất để phát huy vai trò trong tổng thể công tác lập pháp, tạo dựng môi trường pháp luật thực sự xuất phát từ nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp, hướng tới bảo đảm cao nhất các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Đó là những ưu tiên hàng đầu nhằm kiến tạo cho đất nước phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, thành công.

Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới
Các đại biểu dự cuộc phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Việt Nam và Bangladesh cùng cả cộng đồng quốc tế đều là những bộ phận gắn liền với thế giới và dòng chảy của thế kỷ XXI, đòi hỏi chúng ta cần có tư duy và hành động mới. Bởi thế tôi tin rằng, sự tham gia ngày càng tích cực của các nước vừa và nhỏ, sự đồng lòng phối hợp của các nước phương Nam, là không thể thiếu, nhất là trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều nên thực sự trở thành là những đối tác có trách nhiệm, cùng nhau thúc đẩy đối thoại thay vì đối đầu; ủng hộ chủ nghĩa đa phươngthay vì hành xử đơn phương; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tếthay vì chính trị cường quyền, can thiệp và áp đặt.

Bangladesh và Cộng đồng ASEAN đều nằm trên những vị trí chiến lược hết sức trọng yếu, đều có cơ hội đóng góp tích cực xây dựng tương lai phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đánh giá cao sự ủng hộ của Bangladesh đối với vai trò trung tâm của ASEAN và đóng góp của các Bạn vào nỗ lực chung của cả khu vực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

Về ý kiến của Ngài Quốc vụ khanh mong muốn Bangladesh trở thành một đối tác, đối thoại từng phần với ASEAN, tại hội đàm rất cởi mở, sâu rộng với Chủ tịch Quốc hội Bangladesh, chúng tôi đã trao đổi vấn đề này. Hai nước chúng ta là bạn bè của nhau đã nửa thế kỷ. Với những đóng góp và hoạt động tích cực của Bangladesh vào khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng là cơ sở rất quan trọng để Việt Nam và các nước ASEAN tích cực xem xét vào thời điểm thích hợp nhất sẽ đạt được mục tiêu này. Bangladesh cũng hoàn toàn có thể trở thành một quan sát viên của Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA). 

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và có hiệu quả, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả với các nước, nhất là các nước bạn bè truyền thống như Bangladesh. Trong đó, đối ngoại Quốc hội Việt Nam có vai trò và vị trí ngày càng quan trọng, phát huy thế mạnh đặc thù, vừa là một kênh đối ngoại mang tính Nhà nước, vừa mang tính nhân dân sâu sắc, góp phần đưa các mối quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất; thúc đẩy liên kết khu vực và hợp tác quốc tế, vun đắp tình cho hữu nghị, đoàn kết với nhân dân các nước trên toàn thế giới.

Giữa muôn vàn biến đổi của thời cuộc và thăng trầm của lịch sử, sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹpViệt Nam - Bangladesh là hằng số bất biến. Tin cậy chính trị được thắt chặt thông qua trao đổi các chuyến thăm, tiếp xúc trên tất cả các kênh và tất cả các cấp. Cho đến nay, hai bên đã thiết lập và duy trì đều đặn các cơ chế hợp tác quan trọng, trong đó có Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư trở thành điểm sáng, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai bên. Thương mại song phương tăng gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ qua và đang tiến gần tới mục tiêu 2 tỷ USD do Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra. Tôi tin tưởng rằng, với thị trường tiềm năng 170 triệu dân của Bangladesh và 100 triệu dân của Việt Nam, hai nước chúng ta còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại trong thời gian tới. 

Giữa lúc nguy cơ mất an ninh lương thực trên toàn cầu đang nổi lên gay gắt, hai nước vừa gia hạn Bản ghi nhớ về thương mại gạo đến năm 2027 (cung cấp tối đa cho Bangladesh 1 triệu tấn/năm). Việt Nam sẵn sàng tiếp tục bảo đảm nguồn cung gạo ổn định cho Bangladesh, góp phần hỗ trợ Bangladesh bảo đảm an ninh lương thực trong tình hình hiện nay.

Hai bên cũng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và nhân dân, vinh danh các lãnh tụ của hai nước - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và vị Cha già dân tộc Sheikh Mujibur Rahman - nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, góp phần làm sâu sắc hơn, hiểu biết hơn, tin tưởng hơn giữa nhân dân hai nước và hai Nhà nước chúng ta. 

Cùng nhau phấn đấu vì tương lai tươi sáng, thịnh vượng của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới
Ảnh: Doãn Tấn

Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, Việt Nam và Bangladesh đã phối hợp chặt chẽ cùng nhau thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cùng cất lên tiếng nói bảo vệ các lợi ích của các nước phương Nam. Đặc biệt, vừa qua hai nước đều được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025; đây là thuận lợi quan trọng để chúng ta thúc đẩy hợp tác các sáng kiến điểm nhấn về biến đổi khí hậu và quyền con người…

Trong đà phát triển chung của quan hệ hợp tác giữa hai nước, quan hệ nghị viện giữa Việt Nam và Bangladesh cũng đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Quốc hội hai nước đã và đang hợp tác chặt chẽ cùng nhau thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Hai bên cũng thường xuyên trao đổi đoàn, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động nghị viện, nhất là trong xây dựng thể chế và hệ thống pháp luật, quản lý hành chính, giáo dục, du lịch và biến đổi khí hậu.

Quốc hội hai nước cũng phối hợp và ủng hộ tích cực lẫn nhau tại các Diễn đàn Nghị viện đa phương mà hai nước là thành viên, như Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu, cùng nhau đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và quốc tế. Và với Bản ghi nhớ hợp tác giữa Quốc hội hai nước do tôi và Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury vừa ký ngay sau hội đàm là khuôn khổ pháp lý hết sức quan trọng để tăng cường quan hệ ngoại giao nghị viện giữa hai nước, đóng góp chung vào quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. 

Có thể nói, sau 5 thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ Việt Nam - Bangladesh đang phát triển bền chặt hơn bao giờ hết. Để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, viết thêm một trang tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn trong nửa thế kỷ tiếp theo, tôi nêu một số đề xuất sau: 

Thứ nhất, làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị, gia tăng tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Lãnh đạo và các cấp, các ngành hai nước. Hai bên cần đẩy mạnh việc trao đổi đoàn và tiếp xúc ở tất cả các cấp, các kênh, trong đó có kênh Quốc hội. Việt Nam hoan nghênh và chào đón Lãnh đạo cấp cao Bangladesh sang thăm chính thức. 

Hai nước cần phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả Tầm nhìn của ASEAN và Tầm nhìn của Bangladesh về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, góp phần bảo đảm các lợi ích an ninh và phát triển của mỗi bên; phát huy vai trò của các nước phương Nam đóng góp vào việc hình thành cấu trúc khu vực mở, bao trùm, cân bằng và duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Hai bên cũng cần triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời, mở ra những kênh hợp tác mới, đáp ứng quan tâm và lợi ích của mỗi bên.

Thứ hai, tăng cường gắn kết kinh tế,coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ hai nước. Hai nước cần tiếp tục khai phá các tiềm năng hợp tác mới về thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, hải quan; tăng cường chia sẻ các kinh nghiệm, chính sách phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh, trong đó có việc triển khai mô hình “nhà máy xanh” trong lĩnh vực dệt may; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ xanh; tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước kinh doanh và đầu tư thuận lợi tại thị trường mỗi nước. Việt Nam đề cao và mong được tham khảo các mô hình kinh tế xanh, sản xuất xanh của Banglades.

Thứ ba, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng và an ninh: thiết lập các cơ chế mới và ký các thỏa thuận hợp tác mới về an ninh - quốc phòng; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, an ninh mạng, tình báo, công nghiệp an ninh; cùng nhau đẩy mạnh hợp tác khu vực và toàn cầu để ứng phó với các thách thức đang nổi lên như an ninh biển; tăng cường hợp tác, tham vấn, trao đổi, phối hợp lập trường khi đề xuất các sáng kiến, ý tưởng, giải pháp nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giải quyết tranh chấp biển và hợp tác trên biển, hợp tác về an ninh biển.

Thứ tư, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.Việt Nam hoan nghênh người dân Bangladesh sang học tập, du lịch hoặc kinh doanh, đầu tư; hoan nghênh các địa phương Bangladesh hợp tác, kết nghĩa với các địa phương Việt Nam; khuyến khích các hãng hàng không hai nước mở đường bay trực tiếp hoặc các tuyến bay phù hợp giữa hai nước; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác du lịch, giáo dục - đào tạo giữa hai nước.

Thứ năm, tăng cường hợp tác trên cả kênh song phương và đa phương nhằm ứng phó với các thách thức biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, an ninh nguồn nước…; kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước phát triển tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và dành nguồn lực hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và Bangladesh. 

Chúng ta đang đứng trước những cơ hội to lớn để đưa quan hệ Việt Nam - Bangladesh phát triển mạnh mẽ. Chúng ta hãy vững niềm tin, cùng hành động và phấn đấu, tương lai nhất định sẽ tốt đẹp hơn quá khứ. Cách tốt nhất để dự báo tương lai là chúng ta hãy cùng nhau hành động để kiến tạo ra nó. Xin chúc quan hệ hợp tác truyền thống và hữu nghị nhiều mặt Việt Nam - Bangladesh luôn phát triển bền vững và lên tầm cao mới.

___________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Phạm Thúy ghi
Duy Thông trình bày

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Sự kiện nổi bật

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp về kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Chiều 30.10, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã chủ trì họp báo thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.