Cử tri mong chờ sớm sửa thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân một lần nữa “nóng” tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau Covid-19, cùng với lạm phát gia tăng và chi phí sinh hoạt tăng cao, rõ ràng chậm trễ điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền, đến đời sống người lao động. Vậy nhưng, nguyện vọng của cử tri có lẽ vẫn chưa thể sớm được đáp ứng.

Đặt câu hỏi cho người đứng đầu ngành tài chính, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) nêu rõ nguyện vọng thuế thu nhập sớm được sửa đổi. Cụ thể, đại biểu dẫn ý kiến cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng cho cá nhân người nộp thuế và 4 triệu đồng cho 1 người phụ thuộc áp dụng từ ngày 1.7.2020 đến nay không còn phù hợp trong bối cảnh chỉ số lạm phát tăng hằng năm và kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Cử tri mong muốn Bộ Tài chính sớm đề xuất Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh ngưỡng chịu thuế.

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết theo kế hoạch thì năm 2025 mới sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân. Câu trả lời có lẽ chưa đáp ứng được mong mỏi của cử tri, khiến đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) phải tiếp tục có ý kiến. Đại biểu này đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đối với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh trong vấn đề tính thuế thu nhập cá nhân, từ đó mới có thể tăng tiêu dùng, hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng trong thời gian tới.

Đề xuất của các đại biểu phản ánh nguyện vọng rất hợp lý của cử tri! Hơn lúc nào hết, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Tài chính, cần xem xét tính hợp lý của mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân và người phụ thuộc; đồng thời phải “tính đúng, tính đủ” các khoản chi được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế khi mà giá cả hàng hóa và nhiều chi phí của đời sống đã tăng mạnh. Mức giảm trừ gia cảnh cho người đóng thuế thu nhập cá nhân hiện là 11 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng thực sự là định mức lỗi thời và lạc hậu.

Trong 3 năm, kể từ sau 2020 đến nay, trên thực tế, người dân đang phải chi trả một mức giá mới khá cao cho hầu hết mặt hàng, dịch vụ, từ mớ rau, bát phở… Riêng năm 2023 lạm phát ở mức 4%, trong đó hàng hóa cơ bản còn tăng cao hơn mức bình quân. Tiền điện, nước, chi phí khám, chữa bệnh… đều đã điều chỉnh tăng, khiến đời sống người dân bị trực tiếp ảnh hưởng.

Một bất cập lớn nữa là các khoản chi được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế hiện nay quá ít, chưa được tính đúng, tính đủ. Người lao động chỉ có bốn khoản giảm trừ là: giảm trừ gia cảnh; các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo; đóng bảo hiểm bắt buộc; và đóng góp quỹ hưu trí. Những chi phí khác như học phí, tiền thuê nhà, chi phí y tế… đều không được giảm trừ, dù đây là những chi phí thiết yếu và mức chi không nhỏ. Chính điều này tạo gánh nặng rất lớn cho người lao động. Không những thế, người lao động còn phải chịu bất bình đẳng, bởi theo quy định hiện hành, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được khấu trừ tiền học phí cho con, tiền mua vé máy bay về phép…

Do đó, Bộ Tài chính cần nhanh chóng vào cuộc, đề xuất Chính phủ sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng “khoan thư sức dân” - tức là nuôi dưỡng nguồn thu, giảm khó khăn cho người lao động.

Mặt khác, thuế cũng là một công cụ chính sách để phân phối lại của cải trong xã hội hướng đến mục tiêu giảm bất bình đẳng xã hội. Theo đó, cần tăng mức giảm trừ gia cảnh để người dân bớt gánh nặng tài chính; mở rộng các khoản chi tiêu được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế như chi tiêu y tế, giáo dục, bảo hiểm tự nguyện… cho cả người đóng thuế và người phụ thuộc.

Làm được như vậy, người lao động sẽ có động lực lao động và đóng thuế tốt hơn; đồng thời vẫn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Và khi chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn, sự thịnh vượng của đất nước và mức độ hài hòa xã hội sẽ được nâng cao.

Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.