"Cú hích lớn” để giáo dục đại học bứt phá

Muốn đạt được khát vọng đưa đất nước phát triển bứt phá, Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học để phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Hoàn thiện thể chế, chính sách được xác định là “cú hích lớn”, mang tính tiên quyết tạo nên thành công.

Hội thảo Giáo dục 2023 - Ảnh: Nghĩa Đức
Hội thảo Giáo dục 2023. Ảnh: Nghĩa Đức

Mấu chốt là chất lượng đầu ra

​​​​​"Phát triển giáo dục đại học được thể hiện ở 3 yếu tố: quy mô, cơ cấu và chất lượng. Trong đó, chất lượng là thước đo rất quan trọng về mức độ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nền giáo dục đại học của chúng ta có cơ cấu, loại hình trường đa dạng, vấn đề phát triển rất cần có định hướng, có trọng tâm. 

Riêng về chính sách phát triển giáo dục đại học, để đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, cần có những phương án cụ thể, trong đó xây dựng những tiêu chí, nguyên tắc để ưu tiên, có thể là: khoa học cơ bản; khoa học kỹ thuật; khoa học sức khỏe, phát triển công nghệ sinh học; chuyển đổi số, nhân lực công nghệ thông tin; khoa học xã hội".

- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh -

“Gần đây, chúng tôi khảo sát 100 sinh viên, lựa chọn từ 2.000 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh tài năng Viettel Digital Talent và kết quả cho thấy, 3/4 các em tự nhận xét những gì mình được học chỉ đáp ứng dưới 75% yêu cầu công việc, chỉ 2% cho rằng với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng trên 90% yêu cầu. Tỷ lệ này là khá tương đồng với nhận định của các cán bộ được giao hướng dẫn, kèm cặp” - Đại tá Dương Xuân Phượng, Phó Giám đốc Học viện Viettel chỉ ra tại Hội thảo Giáo dục 2023 "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chiều 5.11.

Dẫn chứng cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa nội dung đào tạo trong nhà trường và thực tế làm việc tại doanh nghiệp. Mặc dù những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc rất cao, có khi lên đến 99% trong khi thực tế năng lực đáp ứng chưa tới 70% yêu cầu công việc. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý I.2022, trong hơn 51,2 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 26,1% và tỷ lệ dân số có trình độ đại học là 11,1%. Điều này cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có tay nghề cũng như công nhân kỹ thuật bậc cao. Các nghiên cứu còn cho thấy, nguồn cung nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sẽ tiếp tục khan hiếm thời gian tới. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ còn cần phải đào tạo lại nếu muốn có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu.

Để không chậm nhịp phát triển, mấu chốt là bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo theo “tín hiệu thị trường”, cập nhật nội dung đào tạo gắn với yêu cầu của doanh nghiệp. Theo Đại tá Dương Xuân Phượng, thay vì chỉ đặt ra câu hỏi đến trường “học được kiến thức gì” thì cần hỏi “học xong có thể làm được gì”. Khảo sát nhu cầu thị trường chính là giải pháp góp phần tránh tình trạng lệch pha cung - cầu. Để làm được điều này, các trường đại học cần xây dựng và duy trì kết nối thường xuyên với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến đúng ngành nghề đào tạo của nhà trường.

Cùng quan điểm, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, PGS.TS. Lưu Bích Ngọc cho rằng, chủ trương về “mô hình ba nhà”, gồm Nhà nước - nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam đã được thể chế hóa nhưng đến nay chủ yếu vẫn dừng lại trên văn bản. Thực tế việc cụ thể hóa chủ trương này hiện còn rất thiếu, chưa tạo được môi trường chính sách, cơ chế cần thiết để tạo dựng quan hệ hợp tác bền chặt giữa trường đại học và doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới, hệ thống pháp luật phải khắc phục thực trạng trên, tạo điều kiện cho sự “bắt tay” chặt chẽ giữa đại học và doanh nghiệp, từ đó mang lợi ích cho cả hai khối.

Tự chủ phải đi vào chiều sâu

Nhìn về cơ chế tự chủ như một động lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, GS.TS. Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần bảo đảm đủ số lượng nhưng chất lượng nhân lực cũng cần được đặc biệt coi trọng. Đơn cử ở ngành y, theo lộ trình nhân lực y tế đến năm 2030 chúng ta cơ bản đạt được, không cần tăng số lượng nữa song phải tăng chất lượng. Nghĩa là trong giai đoạn tới quy định mở ngành, mở trường, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành… phải đồng bộ, nhất quán, cốt lõi là bảo đảm chất lượng. Theo GS.TS. Trần Diệp Tuấn, nhìn rộng ra thúc đẩy tự chủ đại học đúng nghĩa chính là thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học tập trung vào chất lượng. Vấn đề là cơ chế, chính sách phải để các trường thoát khỏi “mũ” đơn vị sự nghiệp công lập theo kiểu quản lý bao cấp.

Theo Giám đốc Đại học Đà Nẵng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, trong bối cảnh hiện nay, cần đặt “tự chủ đại học” làm trung tâm trong vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách. Theo đó, hệ thống pháp luật cần đồng bộ, nhất quán, tính tới yếu tố đặc thù của các trường đại học trong số các đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến vai trò sở hữu, vai trò bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục.

“Tôi cho rằng để khắc phục hạn chế, bất cập, thúc đẩy kiến tạo, đổi mới tự chủ đại học trở thành khâu đột phá, động lực mới để phát triển, chúng ta cần một loạt nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, trước hết là nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp lý về tự chủ đại học. Ở đây, cần hoàn thiện pháp lý tự chủ đại học tiếp cận trên quan điểm về chủ sở hữu. Cơ chế, chính sách về đổi mới tự chủ đại học không những cần đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học mà phải bám sát yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ nói.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để hệ thống trường đại học công cải thiện mang tính bứt phá, phải huy động từ phía xã hội, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính đột phá. Đầu tư ở đây bên cạnh tài chính thì thể chế, chính sách là yếu tố mang tính tiên quyết, mở đường.

“Chúng ta nhìn ra rất nhiều vướng mắc về thể chế, chính sách. Trong đó, vướng lớn nhất là cơ sở giáo dục đại học áp dụng các quy định như đơn vị sự nghiệp công lập khác thì rất khó để tự chủ. Do đó, thời gian tới, cần tạo được hành lang pháp lý để tự chủ đại học thực sự có chiều sâu. Có thể, chúng ta phải đề xuất lấy tâm điểm là tự chủ đại học, từ đó rà soát cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật, nhìn ra cái chồng chéo, cản trở, mâu thuẫn để sửa đổi, mở đường cho tự chủ đại học, bứt phá, nâng cao chất lượng”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark
Giáo dục

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark

Vòng Sơ khảo cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội năm học 2024-2025 đã thu hút gần 3.500 thí sinh tham gia tranh tài. Trong đó, hơn 80% thí sinh đạt trên 700 điểm - mức điểm đáp ứng tiêu chuẩn của IC3 và IC3 Spark (hai chứng chỉ Tin học quốc tế được áp dụng cho học sinh đồng cấp tại Mỹ cũng như hơn 150 quốc gia trên thế giới). 

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.