Cộng sinh với AI trong thời buổi giáo dục 4.0

Nên cho phép người học sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) ở mức độ nào trong giáo dục, đặc biệt ở bậc đại học, đang trở thành một chủ đề nóng được cộng đồng giáo dục toàn cầu tranh luận.

Chưa có quy định rõ ràng về sử dụng AI

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục vốn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng và báo giới. Có nên sử dụng AI hay không và sử dụng như thế nào cho hợp lý đã và vẫn đang là đề tài được tranh luận với vô vàn ý kiến trái chiều, dẫn đến các thực hành sử dụng AI khác nhau.

Bên cạnh các chương trình như Tú tài quốc tế (IB) cho phép sử dụng AI để hỗ trợ làm bài tập, hoàn thành luận văn, nhiều quốc gia vẫn còn quan ngại về những ảnh hưởng tiêu cực khi sinh viên phụ thuộc vào AI. Chính vì thế, số liệu cho thấy có hơn 30.000 trường học trên thế giới sử dụng các công cụ nhận diện AI như Turnitin và rất nhiều công cụ khác như ZeroGPT, WinstonAI, Copyleaks… để phát hiện sinh viên sử dụng AI và đưa ra hình phạt. Tuy thế, hiệu quả thực sự của các công cụ phát hiện AI đến nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Một nghiên cứu của Phó Giáo sư Mike Perkins, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) và các đồng sự cho thấy, mặc dù công cụ phát hiện AI đã đánh dấu 91% các bài nộp thử nghiệm là chứa nội dung do AI tạo ra, nhưng chỉ có 54,8% nội dung được nhận diện chính xác, điều này phản ánh rõ sự khó khăn trong việc phát hiện nội dung AI khi áp dụng các kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó, chỉ có 54,5% các bài nộp này bị báo cáo vi phạm quy định đạo đức học thuật, điều này cho thấy cần nâng cao nhận thức về việc giải thích và hiểu đúng kết quả từ công cụ phát hiện AI.

z6205655216504-085cadfb2817c1751083aa4e229d7c98.jpg
Nhiều nơi trên thế giới cấm sinh viên sử dụng AI trong học tập

Tại Việt Nam, ChatGPT và các công cụ AI khác nhìn chung vẫn ở trong một “vùng xám" khi hầu hết các trường đại học đều chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng AI trong học tập, nghiên cứu.

Trên thực tế, nhiều nhà trường nhận thức được vai trò của AI trong việc hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu. Song, nhiều người cũng băn khoăn với câu hỏi: Liệu các phương pháp kiểm chứng AI hiện nay có đủ hiệu quả? Hoặc, làm sao xây dựng cơ chế giám sát phù hợp để việc sử dụng AI hiệu quả, công bằng, minh bạch.

Công cụ phát hiện AI liệu có đáng tin?

Kiểm chứng cho thấy nhiều công cụ kiểm soát AI dễ dàng bị qua mắt bởi một số thủ thuật và điều này vô hình chung mang lại rủi ro bất công nhiều hơn cho sinh viên. Ví dụ, thử nghiệm với công cụ phát hiện AI ZeroGPT cho thấy mức độ đánh giá sai với các nội dung tiếng Việt rất cao.

Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học International Journal of Educational Technology in Higher Education (tạm dịch: Tạp chí Quốc tế về Công nghệ Giáo dục trong Giáo dục Đại học) - tạp chí khoa học thuộc top 1% các tạp chí giáo dục với chất lượng cao nhất trên toàn cầu - được thực hiện bởi Phó Giáo sư Mike Perkins cùng hai sinh viên Vũ Hải Bình và Khuất Quang Huy của trường và các đồng sự, đã đưa ra câu trả lời tổng quan hơn về độ chính xác của các công cụ kiểm soát AI. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp hiện tại có độ chính xác thấp. Cụ thể, các công cụ phát hiện tại AI chỉ chính xác khoảng 39,5% với những nội dung được AI tạo ra chưa qua chỉnh sửa. Mức độ chính xác giảm xuống 22.1% khi người dùng thực hiện chỉnh sửa nội dung đơn giản.

pho-giao-su-mike-perkins-chu-nhiem-trung-tam-nghien-cuu-va-phat-trien-kiem-truong-cum-nghien-cuu-hoc-thuat-tri-tue-nhan-tao-tao-sinh-genai-arc-tai-buv.jpg
Phó Giáo sư Mike Perkins - Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển kiêm trưởng Cụm nghiên cứu học thuật Trí tuệ Nhân tạo Tạo sinh (GenAI-ARC) tại BUV

Chia sẻ về nghiên cứu, PGS Perkins, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển BUV nhấn mạnh: “Độ chính xác của những công cụ phát hiện AI hoàn toàn có thể bị thao túng bởi một vài kỹ thuật đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc cân nhắc những tác động có thể xảy ra khi sử dụng các công cụ trên trong việc kiểm chứng AI là điều quan trọng”.

Lấy ví dụ, một kỹ thuật mà thầy Perkins và nhóm sinh viên đã thực hiện để đánh lừa công cụ phát hiện AI là thêm các lỗi như lỗi đánh máy, lỗi chính tả, ngữ pháp… vào các văn bản do AI tạo ra, làm cho chúng trở nên giống tác phẩm của con người. Kết quả nghiên cứu phần nào cho thấy phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ phát hiện AI dường như là điều không khả thi với tốc độ phát triển như “vũ bão" của AI.

Trao quyền để kiểm soát

PGS Mike Perkins khuyến nghị các nhà giáo dục và trường học nên tiếp cận những phương pháp để đánh giá việc sử dụng AI trong trường học hiệu quả hơn, như thang đánh giá AI (hay AIAS - AI Assessment Scale) - một giải pháp toàn diện được ông cùng các đồng sự nghiên cứu và phát triển tại BUV. Thang đo bao gồm 5 cấp độ từ “Không sử dụng AI” đến “Sử dụng AI toàn diện” - cho phép sinh viên tận dụng tất cả nguồn học liệu bao gồm cả các công cụ AI ở một mức độ nhất định. Tùy từng môn học, giáo viên có thể thiết kế, điều chỉnh mức độ sử dụng AI theo nhu cầu.

Kết quả thí điểm thang đo này cũng cho thấy sự giảm đáng kể các trường hợp gian lận liên quan đến GenAI. AIAS cũng làm giảm bớt nỗi lo của giáo viên về việc sinh viên có sử dụng AI hay không và tập trung vào việc hướng dẫn, khuyến khích học sinh cách sử dụng các công cụ AI một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

vie-thang-danh-gia-ai-aias.png
Thang đo AIAS là cách các nhà giáo dục trao quyền cho sinh viên, để kiểm soát việc sử dụng AI trong học tập một cách hiệu quả

Khung tham chiếu AIAS được công nhận trên toàn cầu vì tính toàn diện và ưu việt trong việc đánh giá mức độ sử dụng AI của sinh viên. Hiện nay, AIAS đã được dịch sang 13 ngôn ngữ và đang được các trường đại học và cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, Malaysia và Hà Lan.

Khung tham chiếu này đã được giới thiệu tại Digital Learning Week (tạm dịch: Tuần lễ Học tập Kỹ thuật số) của UNESCO ở Paris, QS Higher Education Summit (tạm dịch: Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Đại học QS) ở Macao và Internet Governance Forum (tạm dịch: Diễn đàn Quản trị Internet) của Liên Hợp Quốc tại Ả Rập Xê Út. Nghiên cứu về AIAS cũng đã giành giải thưởng Bài báo Xuất sắc năm 2024 của tạp chí khoa học Journal of University Teaching and Learning Practice (tạm dịch: Tạp chí Thực hành Giảng dạy và Học tập Đại học).

Tại Việt Nam, AIAS đang được áp dụng trong quá trình chấm thi, trong đó giảng viên sẽ xác định mức độ sinh viên được phép sử dụng AI. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ phạm vi sử dụng AI trong bài làm của mình, đồng thời giảng viên cũng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và xác định mức độ liên quan của AI trong các bài thi.

Sự thành công trong việc triển khai công cụ AIAS tại BUV là minh chứng cho thấy AI có thể được tích hợp trong nhà trường một cách phù hợp. “Cộng sinh" với AI là giải pháp cần được khuyến khích trong thời đại công nghệ 4.0, thay vì cấm sinh viên sử dụng AI trong việc học tập. Mọi giải pháp công nghệ hỗ trợ học tập đều có hai mặt. Nếu được hướng dẫn sử dụng công cụ đúng cách, sinh viên có thể sử dụng AI một cách có đạo đức, trách nhiệm để hỗ trợ việc học một cách hiệu quả.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.