Nam sinh được nhận vào “Big 4” ngành kiểm toán từ năm 3 đại học

Trần Quốc Hùng là cựu sinh viên của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). Khi đang theo học năm thứ 3 tại trường, Hùng tham gia thực tập tại Ernst & Young Vietnam - một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, sau đó xuất sắc nhận được lời mời làm việc chính thức từ công ty.

Kiên định với con đường theo đuổi

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, người trẻ có nhiều hơn những lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp. Vô số công việc mới ra đời mang lại cơ hội lẫn thách thức, cùng với đó là những hoài nghi, đâu mới là lựa chọn tương lai phù hợp. Việc tìm được đam mê, chọn đúng công việc mang lại cơ hội phát triển đúng hướng trở thành một trong những điều mà các bạn trẻ quan tâm.

Trần Quốc Hùng - cựu sinh viên của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam- cũng từng nhiều lần đứng trước những ngã rẽ như thế. Tuy nhiên, qua mỗi lần lựa chọn, cậu lại càng hiểu rõ và kiên định hơn với con đường mình theo đuổi.

aq3.jpg
Quốc Hùng (đứng thứ 3 từ phải qua) cùng đồng nghiệp tại EY trong một giải thi chạy.

Những câu hỏi bắt đầu đến với Hùng từ năm 16 tuổi, khi phải lựa chọn giữa du học hoặc học trường đại học quốc tế trong nước. Hùng quyết định chọn BUV sau khi cân nhắc và tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng về chương trình học lẫn chất lượng đào tạo chuẩn Anh Quốc của BUV.

Mỗi năm học trôi qua, Hùng ngày càng cảm nhận được những “quả ngọt” đã đến chính nhờ lựa chọn đầu tiên phù hợp với bản thân. Đầu năm 2024, khi đang vừa học năm 3, vừa thực tập tại Ernst & Young Vietnam - một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - Hùng nhận được lời mời làm việc chính thức từ công ty.

Thành công bước đầu trên con đường sự nghiệp, Hùng đúc kết được nhiều bài học trên hành trình khám phá, hoàn thiện chính mình.

3 bài học thành công từ lựa chọn của bản thân

Bài học đầu tiên và cũng là điều kiện tiên quyết với Quốc Hùng chính là nhận thức sớm về đam mê để chọn đúng ngành học mình theo đuổi.

Ban đầu, Quốc Hùng được bố mẹ định hướng theo thành Quản trị Kinh doanh Quốc tế. Tuy nhiên, khi đánh giá lại năng lực của bản thân, Hùng nhận ra điểm mạnh của mình nằm ở những môn đòi hỏi tư duy hệ thống nên quyết định theo đuổi Tài chính Kế toán.

Chính nhờ chọn đúng ngành, Hùng trau dồi thêm thế mạnh và liên tục được cập nhật những kiến thức theo sát nhu cầu của thị trường từ chương trình học thực tiễn của BUV. Hùng cho biết môi trường học tập tại BUV đòi hỏi tính tự học cao, nhưng vẫn có sự hỗ trợ lớn từ giảng viên và các dự án thực tế, giúp Hùng phát triển toàn diện về kiến thức lẫn kỹ năng. Đây cũng chính là nền tảng mà Hùng trân quý nhất bởi giúp ích rất nhiều khi bước vào thị trường lao động.

aq2.jpg
Hành trình tại BUV, Quốc Hùng (thứ 5 từ trái sang) trau dồi thêm nhiều kiến thức quan trọng trong ngành Tài chính

Bài học thứ hai với Hùng là liên tục học hỏi và không ngừng phát triển kiến thức, kỹ năng mềm.

Được thầy cô, giảng viên tại BUV thường thường xuyên chia sẻ thông tin về cơ hội học tập và những chứng chỉ quan trọng về tài chính và fintech (công nghệ tài chính), Hùng chủ động học thêm để thi chứng chỉ nhằm làm “sáng” thêm CV. Luôn biết cách thu thập thông tin, chủ động thay đổi và có kế hoạch hành động rõ ràng, Quốc Hùng từng bước hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức của bản thân, làm bàn đạp để tìm ra lĩnh vực, công việc mình muốn theo đuổi cách dễ dàng hơn.

Hùng chia sẻ: “Khi đã nắm giữ vị trí quan trọng trong dự án về chuyển đổi số cho một ngân hàng tại Ernst & Young Vietnam, mình càng thấy tầm quan trọng của các chứng chỉ quốc tế về tài chính và fintech. Am hiểu về công nghệ giúp dễ dàng giao tiếp với khách hàng hơn trong các dự án liên quan đến lĩnh vực này. Trong tương lai, mình vẫn muốn tiếp tục phát triển chuyên môn về tư vấn chiến lược và chuyển đổi số, mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình trong ngành tài chính và công nghệ”.

Bài học thứ ba, chủ động tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và tận dụng mạng lưới, sự hỗ trợ từ nhà trường.

Quốc Hùng cho biết, cơ hội thực tập tại Ernst & Young Vietnam chính là nhờ kết nối của BUV thông qua sự kiện Career Fair (Hội chợ nghề nghiệp) được tổ chức định kỳ tại trường.

Với mạng lưới hơn 500 đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước, BUV đã và đang trở thành cầu nối để sinh viên tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Chương trình học tại BUV cho phép sinh viên thực tập từ năm nhất, cọ xát nhiều hơn với thị trường thông qua những bài tập thực tế từ chính doanh nghiệp trong ngành. “Đừng ngại ngần tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà trường và những người xung quanh”, Quốc Hùng nhắn nhủ.

aq1.jpg
Quốc Hùng (thứ 2 từ trái sang) tại BUV Career Fair, nơi cậu được kết nối với công ty hiện tại

Bên cạnh kết nối từ nhà trường và cộng đồng sinh viên thân thiện, chương trình Nâng cao Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội (PSG) độc quyền tại BUV cũng thường xuyên tổ tư vấn nghề nghiệp, trang bị kỹ năng mềm và chuẩn bị về tinh thần, cảm xúc, giúp sinh viên có hành trang toàn diện khi bước vào thị trường lao động.

Quốc Hùng là 1 trong số gần 500 tân cử nhân và thạc sĩ vừa tốt nghiệp tại BUV từ 14 chương trình đào tạo, bao gồm các chương trình thuộc khối ngành Quản trị & Kinh doanh được cấp bằng bởi Đại học London (UoL), Đại học Staffordshire và BUV. Trong đó, gần 25% đạt danh hiệu tốt nghiệp “First Class” (xuất sắc) dưới sự thẩm định chặt chẽ từ các đối tác cấp bằng Anh quốc; 34% sinh viên đã đảm nhiệm vị trí đáng mơ ước tại các tập đoàn lớn trong và ngoài nước trước khi tốt nghiệp.

Hành trình của Quốc Hùng không chỉ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ mong muốn có cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn phản ánh tầm quan trọng của việc chọn lựa một môi trường giáo dục phù hợp như BUV để hiện thực hóa mục tiêu và đam mê công việc. Với những thành tích đã đạt được ở tuổi 21, chắc chắn Quốc Hùng sẽ còn tiến xa hơn trên con đường chinh phục những ước mơ nghề nghiệp của bản thân.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.