Dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển cho 4 tỉnh, thành phố

Có sức lan tỏa lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, lớn thứ 3 cả nước (sau Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), có vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc. Theo Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng LÃ THANH TÂN, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực khác so với một số quy định tại luật hiện hành cho phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô kinh tế, trình độ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đối với thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết để thành phố có thêm cơ hội huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, có sức lan tỏa lớn hơn trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước như mục tiêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW đã đặt ra.

Cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy các địa phương phát triển

- Dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển cho 4 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế được kỳ vọng sẽ tạo cú hích và động lực phát triển mạnh mẽ cho địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết ban hành Nghị quyết này đối với sự phát triển của Hải Phòng?

Tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế cũng là vì mục tiêu phát triển chung của đất nước trên cơ sở quá trình thực hiện, tổng kết, đánh giá kết quả để xây dựng thành cơ chế, chính sách chung cho cả nước. Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những chủ trương, chính sách đối với những địa phương có tiềm năng, có khả năng phát triển trở thành đầu tàu, động lực thì có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để tạo điều kiện thúc đẩy các địa phương này phát triển, đồng thời tạo tác động lan toả cho các địa phương khác và cho cả nước. Với các địa phương có điều kiện khó khăn hơn thì có cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ vươn lên, rút ngắn khoảng cách phát triển với các địa phương khác.

Phó trưởng đoàn chuyên trách TP Hải Phòng Lã Thanh Tân
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng Lã Thanh Tân

Đối với thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, lớn thứ 3 cả nước (sau Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), có vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc, đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường sắt, cảng hàng không trong nước và quốc tế) và là cửa chính ra biển giao thương quốc tế của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn đạt mức cao so với bình quân của cả nước, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Thành phố được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực trên hành lang kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hải Phòng: Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khoá IX, Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị, Quyết định số 54/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 89/2017/NĐ-CP ngày 29/7/2017 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, tuy thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố chưa thực sự mạnh, vai trò và đóng góp cho vùng và cả nước còn dưới mức lợi thế, tiềm năng… Thành phố đã 2 lần được Trung ương ban hành cơ chế đặc thù nhưng đều là cơ chế về tài chính - ngân sách và cũng chưa thực sự khác biệt nhiều so với các quy định chung của cả nước, chưa tạo nguồn lực để tạo sự phát triển đột phá cho thành phố Hải Phòng.

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu “Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực khác so với một số quy định tại luật hiện hành cho phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô kinh tế, trình độ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đối với thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết để thành phố có thêm cơ hội huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, có sức lan tỏa lớn hơn trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước như mục tiêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW đã đặt ra.

Để khai phá những dư địa, tiềm năng của Hải Phòng cũng như trao quyền chủ động hơn cho địa phương để thu hút đầu tư phát triển thì cần lưu ý điều gì thưa ông?

Việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế tạo đột phá trong phát triến kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, khả thi cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Hải Phòng phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, các địa phương ven biển Bắc Bộ; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi, có khả năng cạnh tranh cao; đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố Hải Phòng; gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách chung của cả nước, làm tăng thu ngân sách thành phố cũng như đóng góp lớn hơn cho ngân sách trung ương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cần đẩy mạnh phân cấp, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố Hải Phòng, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp của thành phố. Việc thí điểm ban hành các chính sách mới phải được đồng thuận của người dân và doanh nghiệp; bảo đảm sự ổn định và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, không ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Hải Phòng phải phù hợp với bối cảnh thực tiễn phát triển của địa phương, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước, trên cơ sở huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước giải quyết các thách thức, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tham gia Kỳ họp thứ Hai theo hình thức trực tuyến
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tham gia Kỳ họp thứ Hai theo hình thức trực tuyến

Tạo động lực phát triển của vùng Bắc Bộ

Trong những năm gần đây, Hải Phòng giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trên 2 con số, có những thực tiễn phù hợp với việc xây dựng cơ chế đặc thù. Theo ông, cần nghiên cứu, lựa chọn những lĩnh vực gì, vấn đề gì, mức độ nào để xây dựng thành cơ chế đặc thù nhằm phát huy tối đa thế mạnh phát triển của thành phố?

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố tiếp tục giữ vững ổn định, không để dịch bệnh bùng phát. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2021 của thành phố tăng 12,28% so với cùng kỳ, là mức tăng trưởng cao dẫn đầu cả nước. Mặc dù kinh tế - xã hội thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách cả nước ngày càng tăng song lại chưa thực sự có cơ chế, chính sách đặc thù nổi trội để tạo động lực phát triển thành phố.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định cơ chế chính sách về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý tài chính - ngân sách, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức đã được Quốc hội cho phép áp dụng, và tương đồng tại một số địa phương như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Các cơ chế, chính sách được đề xuất là thực sự cần thiết đối với yêu cầu phát triển của thành phố Hải Phòng. Việc đề xuất các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành trên quan điểm Hải Phòng phát triển không chỉ cho riêng mình, mà cao hơn là vì sự phát triển chung của cả nước, tạo động lực phát triển của vùng Bắc Bộ

Những lợi thế của thành phố về cảng biển, thương mại tự do, trung tâm Logistic, du lịch, đầu tư… cần cơ chế thí điểm, theo sự phân cấp, phân quyền như thế nào để làm “đòn bẩy” cho phát triển, thưa ông?

- Thành phố Hải Phòng có đề xuất trình Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển Khu thương mại tự do. Đây là đề xuất đột phá, chưa từng có tiền lệ trước đây, thể hiện tinh thần quyết tâm của Chính phủ và thành phố Hải Phòng.

 Hiện nay, khái niệm Khu thương mại tự do chưa được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để thực hiện chủ trương này theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, trước hết cần xác định khái niệm về Khu thương mại tự do, cơ quan có thẩm quyền thành lập (phạm vi, ranh giới) và ban hành cơ chế, chính sách, nguyên tắc xây dựng cơ chế, chính sách áp dụng cho Khu thương mại tự do để làm cơ sở, căn cứ cho thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất cụ thể báo cáo cơ quan có thẩm quyền, xem xét quyết định.

Việc quy định hình thành Khu thương mại tự do là vấn đề quan trọng không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn liên quan đến yếu tố quốc phòng, an ninh, hội nhập, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; không chỉ dừng ở phạm vi của cơ chế, chính sách đặc thù riêng lẻ mà gắn với việc xây dựng các thể chế, thiết chế pháp luật có tác động lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng. Đồng thời, cơ chế, chính sách áp dụng cho Khu thương mại tự do sẽ có những quy định mới, có thể vượt lên trên các luật hiện hành như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, các quy định của pháp luật về thuế…

Vì vậy, sau khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua, thành phố Hải Phòng sẽ tích cực nghiên cứu tổng thể, kỹ lưỡng, xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do, có đề xuất nhằm bảo đảm tính định hướng, tính cụ thể, đủ nội hàm chính sách, báo cáo Chính phủ để xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền./.

Xin cảm ơn ông!

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…