Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

"Có những khó khăn cần được chia sẻ, tháo gỡ!"

Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch là nhóm vấn đề thứ tư, cũng là cuối cùng trong chương trình chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy lần này. Nhưng không vì thế mà những câu hỏi đại biểu dành cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giảm bớt sự sôi động, gai góc, hay tính thời sự. 

Chuẩn bị cho phiên chất vấn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Báo cáo số 163 dài 27 trang gửi đến Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trong phát biểu mở đầu phiên chất vấn, đó là Bộ ý thức một cách đầy đủ rằng, việc chất vấn không chỉ là đề cao vai trò giám sát của Quốc hội mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội đối với vấn đề văn hóa, thể thao và du lịch của nước nhà. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “hết sức phấn khởi”. Đây cũng là dịp để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “được báo cáo với Quốc hội về những kết quả sau 2/3 thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và  các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ”. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Tinh thần này được “tư lệnh ngành” văn hóa, thể thao và du lịch duy trì trong suốt 160 phút đăng đàn trả lời các chất vấn của đại biểu chiều nay, 5.6, xoay quanh 3 vấn đề khá thời sự và sát sườn với đời sống xã hội thuộc lĩnh vực được giao quản lý nhà nước. Đó là công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật và giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao; việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm; chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Có những việc “chúng ta thấy đúng, nhưng chưa phải làm được ngay”

Thông qua phần trả lời của Bộ trưởng, những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, thậm chí là những câu chuyện “chưa đẹp”, nếu không nói là “xấu xí”, những hiện tượng “phản văn hóa” gây bức xúc dư luận xã hội mà đại biểu nêu ra đã được trao đổi, tranh luận và làm rõ.

Nội dung các chất vấn cũng cho thấy, các vấn đề đại biểu nêu ra với “tư lệnh ngành” văn hóa không chỉ là những câu hỏi đơn thuần, mà chính là những nỗi niềm trăn trở, phản ánh phần nào tâm trạng băn khoăn, lo lắng của dư luận xã hội, của cử tri và Nhân dân cả nước với một lĩnh vực được Bác Hồ trao sứ mệnh rất lớn "soi đường cho quốc dân đi” và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ưu tư chia sẻ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đó là “văn hóa còn thì dân tộc còn”.    

ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình) chất vấn. Ảnh: Hồ Long
ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Đáp lại sự mong đợi và kỳ vọng lớn lao đó, trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã có những chia sẻ rất thẳng thắn, rõ quan điểm, chính kiến trước từng chất vấn đại biểu nêu. Từ những nỗi lo chung của đa số vận động viên hiện nay mà ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình) phản ánh và đề nghị Bộ cho biết giải pháp lâu dài để bảo đảm tương lai cho vận động viên sau khi giải nghệ, đặc biệt là những vận động viên không may gặp chấn thương trong quá trình thi đấu, cống hiến?

Hay, chất vấn của ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An): Bộ trưởng có giải pháp nào để duy trì và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc đang đứng nguy cơ dần mai một? Giải pháp của Bộ trưởng là gì khi mà sản phẩm du lịch đêm - một lợi thế được nhiều quốc gia khai thác một cách hiệu quả, nhưng ở Việt Nam còn đơn điệu, chưa đa dạng, đặc sắc để có thể thu hút, giữ chân du khách, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội - ĐBQH Vũ Thị Liên Hương (Quảng Ngãi) chất vấn.

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) chất vấn. Ảnh: Hồ Long
ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Cụ thể hơn là câu hỏi của ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chưa triển khai được nguồn kinh phí 300 tỷ đồng Quốc hội bố trí cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (theo Nghị quyết 43/2022/QH15) để hỗ trợ ngành du lịch sớm phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, nhưng hiện vẫn đang nằm trong tài khoản tiền gửi ngân hàng với số tiền lãi được chi cho hoạt động thường xuyên và bộ máy hành chính quản lý Quỹ?...

ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) chất vấn. Ảnh: Hồ Long
ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Và, bên cạnh những vấn đề mang tầm vĩ mô, mà chắc chắn chưa thể giải quyết thấu đáo ngay trong ngày một, ngày hai, đó là làm cách nào để xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi di sản văn hóa và môi trường; các đại biểu cũng đề cập đến những vụ việc cụ thể khiến dư luận xôn xao, và “làm xấu đi” hình ảnh của văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam, như vận động viên thành tích cao tố cáo huấn luyện viên bớt xén tiền thưởng, khẩu phần ăn, hiện tượng thương mại hóa, lạm dụng trẻ em tại các phiên chợ vùng cao…

Tất cả các vấn đề đại biểu đặt ra đều được Bộ trưởng trả lời. Song, có lẽ phần trả lời của Bộ trưởng chưa đủ làm hài lòng các đại biểu. Đơn cử, với việc giải quyết việc làm, thu nhập cho vận động viên, trong đó có vận động viên thành tích cao, Bộ trưởng tiếp tục khẳng định là “sẽ nghiên cứu…”, “sẽ rà soát…”, “sẽ ban hành…”. Chỉ rõ đây là điều mà những người có thẩm quyền đã trả lời từ các nhiệm kỳ trước, ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn "sẽ..." là bao giờ?

ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) chất vấn. Ảnh: Hồ Long
ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Đồng tình và đánh giá cao phát biểu có tính chất xây dựng và gợi mở, đóng góp giải pháp cho Bộ của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chân thành chia sẻ, có những việc “chúng ta thấy đúng, nhưng chưa phải làm được ngay”, mà “cũng phải nghiên cứu”, bởi nếu đại biểu hỏi phải làm như thế nào ngay, thì “chúng tôi sẽ cố gắng quyết liệt nhất trong thời gian có thể trình được”.

Một ví dụ cho việc “thấy đúng mà chưa làm được ngay” liên quan đến Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Đây là quỹ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập - hai loại hình này rất khó trong hoạt động, nên cũng có những vướng mắc. Nêu vấn đề này, song Bộ trưởng cũng khẳng định rõ: Tinh thần chung là “sẽ quyết liệt hơn, sắp xếp lại bộ máy, vận động lại” và nếu cần thiết thì báo cáo đánh giá tác động để xem xét sửa đổi Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (về thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch) để đưa Quỹ vào hoạt động, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ xúc tiến quảng bá du lịch như trong quy định trong Luật Du lịch đã được Quốc hội thông qua.

Phải nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa!

Qua chất vấn của đại biểu cũng như trả lời của Bộ trưởng cho thấy, còn không ít vấn đề đặt ra về vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm nhất mà dường như cũng chưa có câu trả lời thật sự thỏa đáng, đó là giải pháp nào để giải quyết rốt ráo, dứt điểm những tồn tại, hạn chế cũng như tầm nhìn xa dài nào cho lĩnh vực này?

Dẫu vậy, kể cả trong trường hợp chưa có được giải pháp căn cơ, thì quan điểm nhất quán được Bộ trưởng khẳng định, cũng là chủ trương lớn xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, đó là “phải giữ gìn cho được bản sắc văn hóa dân tộc”; “phải kiên trì xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”…

Và trong những tồn tại, hạn chế liên quan đến lĩnh vực du lịch, theo Bộ trưởng, vướng mắc chưa hẳn do một mình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đơn cử như tính chính xác, tin cậy của số liệu thống kê du lịch của Việt Nam mà ĐBQH Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) nêu ra, để tránh hiện tượng “chỉ làm 1km đường nông thôn nhưng có 5 ngành tham gia báo cáo và sau đó đã trở thành 5km đường”.

ĐBQH Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) chất vấn. Ảnh: Hồ Long
ĐBQH Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Khẳng định tầm quan trọng của số liệu thống kê, dù với bất cứ ngành hay lĩnh vực nào, song Bộ trưởng cũng nêu thực tế: Theo Luật Thống kê hiện hành, với lĩnh vực du lịch có 4 chỉ số thống kê (gồm: lượng khách quốc tế đến; lượng khách trong nước; doanh thu từ dịch vụ lưu trú; doanh thu từ dịch vụ lữ hành); và theo phân cấp thì Tổng cục Thống kê làm 3 chỉ số, còn chỉ số du lịch nội địa giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ cũng đã xây dựng thông tư để tập trung cập nhật chỉ số này, tuy nhiên vừa qua cũng có ý kiến cho rằng, số liệu đưa ra chưa chuẩn. Chính vì vậy, “Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã có Công điện số 06 nêu rất rõ phải chú trọng nội dung này để có được số liệu chính xác nhất, tránh sự nhầm lẫn "một con gà cả nhà báo cáo”, Bộ trưởng cho biết. Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng cho rằng, “có thể phải liên kết, kết nối dữ liệu”… và công bố thống nhất trong Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Quang cảnh Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Ảnh: Hồ Long
Quang cảnh Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Ảnh: Hồ Long

Tương tự như vậy, với câu chuyện lựa chọn “sản phẩm du lịch” - vốn dựa trên văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, từng miền, từng địa phương, vậy thì chọn thế nào để tránh tình trạng “chỗ nào cũng múa sạp, chỗ nào cũng xòe”…, ngoài việc đào tạo, hướng dẫn cho bà con, Bộ trưởng cũng nêu rõ, theo quy định của Luật Du lịch, thì “đây còn là trách nhiệm địa phương”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước; và quản lý nhà nước là phạm vi hẹp, còn lĩnh vực được giao quản lý là văn hóa, du lịch… thì rất rộng, mang tính chất của một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành và thực hiện theo sự phân cấp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ làm chức năng quản lý nhà nước. Do đó, khi đề ra một hoạt động du lịch "phải được tính toán rất kỹ". 

Nói như vậy, không có nghĩa bức tranh "văn hóa, thể thao và du lịch" không có mảng sáng. Ở góc độ tiếp cận theo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương (do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thu thập và xử lý thông tin), đã có một tín hiệu khá vui mừng khi đưa ra câu hỏi về việc xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước hay chưa, thì câu trả lời là tỷ lệ này đã tăng 32%, từ 43% năm 2019 lên 75% năm 2024.

Song, như thừa nhận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để tiếp cận, chuyển đổi tư duy từ làm văn hóa, thể thao và du lịch sang quản lý nhà nước về lĩnh vực này, thì ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn những mặt hạn chế.

“Toàn ngành cũng ý thức một cách đầy đủ rằng, chúng ta phải nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, quyết tâm hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để tập trung thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quốc hội giao phó. Đặc biệt, phải xử lý tốt mối quan hệ giữa mong muốn xã hội với chức năng, nhiệm vụ của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; giữa mục tiêu hướng tới phải tổ chức thực hiện với nguồn lực cân đối còn hạn hẹp hiện nay. Và phải đặt vấn đề phát huy nguồn lực trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch cũng đang phải tinh giản biên chế và tổ chức bộ máy cần được tinh gọn. Chính vì vậy, bên cạnh những cố gắng, nỗ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, thì cũng có những khó khăn cần được chia sẻ, tháo gỡ", Bộ trưởng nói.

Sáng mai, 6.6, còn 10 đại biểu nêu chất vấn và một tranh luận đang chờ đợi câu trả lời của Bộ trưởng.

Quốc hội và Cử tri

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.