Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đổi mới tiếp xúc cử tri để hoạt động Quốc hội gắn bó hơn nữa với ý nguyện nhân dân

Trao đổi với gần 700 cử tri công nhân, viên chức, người lao động thành phố Hải Phòng sáng nay, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tới đây, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, chú trọng tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, chuyên sâu để lắng nghe được nhiều hơn tâm tư, nguyện vọng và cả những sáng kiến của cử tri, làm cho hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, với ý nguyện của nhân dân. 

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri chuyên đề với gần 700 cử tri đại diện cho công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đổi mới tiếp xúc cử tri để hoạt động Quốc hội gắn bó hơn nữa với ý nguyện nhân dân -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Hội nghị tiếp xúc cử tri còn có sự tham dự của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành và lãnh đạo Thành phố Hải Phòng trực tiếp lắng nghe, giải đáp các vấn đề cử tri quan tâm. 

Bảo đảm tốt hơn đời sống của công nhân lao động, người có thu nhập thấp

Tại hội nghị, các cử tri phát biểu đều đánh giá cao kết quả hoạt động của Quốc hội nói chung, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng nói riêng, đặc biệt là các quyết sách của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay liên quan trực tiếp tới công nhân, người lao động. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hải Phòng Phạm Thị Thơ cho biết, cử tri viên chức của thành phố đánh giá cao việc Quốc hội đã xem xét, sửa đổi nhiều luật có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, người lao động như: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)..., dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội do tính chất rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến người lao động cả nước. 

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo cử tri Phạm Thị Thơ, lần sửa đổi này Quốc hội đã lắng nghe và tiếp thu, cụ thể hoá rất nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri trong đó có công nhân lao động về các vấn đề rất quan trọng của dự luật như: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; về quyền khởi kiện của cơ quan bảo hiểm xã hội khi người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; về điều kiện hưởng lương hưu; về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần... 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cử tri mong muốn, Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua, có thêm nhiều quyết sách trúng, đúng hơn nữa thúc đẩy sự phát triển của đất nước, của thành phố và nhất là bảo đảm tốt hơn đời sống của tầng lớp công nhân lao động, người có thu nhập thấp.

ĐBQH Nguyễn Chu Hồi phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
ĐBQH Nguyễn Chu Hồi phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Các cử tri cũng đề nghị Quốc hội, các cơ quan hữu quan xem xét tăng ngày nghỉ dịp lễ, Tết; tăng chính sách đãi ngộ với giáo viên mầm non; tăng mức lương tối thiểu vùng; xử lý doanh nghiệp vi phạm chính sách với lao động nữ; sớm có văn bản hướng dẫn chính sách ưu đãi về nhà ở lưu trú công nhân; sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm; giám sát về vấn đề nhà ở xã hội, xử lý dứt điểm tình trạng "tín dụng đen"; xử lý tình trạng doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài, trốn đóng bảo hiểm xã hội...

Cuộc tiếp xúc cử tri rất đặc biệt

Tại Hội nghị, sau khi nghe ý kiến của cử tri và ý kiến của các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Bộ trưởng, lãnh đạo một số bộ liên quan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu ghi nhận và làm rõ hơn các vấn đề cử tri quan tâm. 

Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng gặp gỡ, tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, viên chức, người lao động thành phố Hải Phòng trong không khí những ngày đầu năm mới 2024. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là cuộc tiếp xúc cử tri rất đặc biệt và ý nghĩa vì được tổ chức đúng vào ngày kỷ niệm 78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2024); diễn ra ngay sau thành công rất tốt đẹp của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (tháng 12.2023) và trước thềm Kỳ họp bất thường lần thứ Năm dự kiến sẽ diễn ra trong tháng này với nhiều nội dung quan trọng sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định. 

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn cử tri công nhân, viên chức và người lao động của thành phố Hải Phòng đã nêu rất nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc, xác đáng, không chỉ nêu những việc của hiện tại mà còn cho cả tương lai, không chỉ việc của thành phố mà còn của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh Hải Phòng là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, các cấp công đoàn Hải Phòng đã luôn đổi mới công tác tư tưởng, liên tục phát động, nâng cao hiệu quả, chất lượng các phong trào thi đua; mở rộng các hình thức tập hợp công nhân lao động ở các thành phần kinh tế… Qua đó, công nhân lao động và tổ chức công đoàn Hải Phòng luôn đi đầu trong lao động sản xuất, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thành phố.

Các đại biểu dự cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển
Các đại biểu dự cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển

"Minh chứng là Hải Phòng đã đạt được rất nhiều kết quả mang lại sự đổi thay mạnh mẽ, nhất là trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025. Hải Phòng cũng là một trong những địa phương xuất sắc nhất cả nước trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023", Chủ tịch Quốc hội đánh giá.

Cụ thể, nhờ sự chung sức đồng lòng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, của từng người lao động, chỉ tiêu GRDP của thành phố đạt 10,34%, đứng thứ 5 cả nước và duy trì tăng trưởng 2 con số trong 9 năm liền; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 14% so với cùng kỳ, đứng thứ 9 cả nước; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 3,623 tỷ USD, bằng 174% so với cùng kỳ; chỉ số PCI xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD; thu NSNN đạt 103.655 tỷ đồng (lần thứ hai liên tiếp vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng/năm…).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đổi mới tiếp xúc cử tri để hoạt động Quốc hội gắn bó hơn nữa với ý nguyện nhân dân -0
Các đại biểu dự cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển

Hải Phòng cũng là điểm sáng của cả nước trong giải ngân vốn đầu tư công; các hoạt động du lịch, dịch vụ phục hồi rõ nét; xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu  mẫu; các chính sách an sinh xã hội được bảo đảm và phát huy hiệu quả. Qua đó, đã góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống của công nhân, người lao động, 

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn cử tri công nhân, viên chức, người lao động thành phố Cảng đã luôn theo dõi sát sao và ủng hộ các hoạt động của Quốc hội. Trong đó, một sự kiện rất quan trọng lần đầu tiên được các cơ quan của Quốc hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức là Diễn đàn Người lao động lần thứ nhất năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công Đoàn”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến, đề xuất của công nhân, người lao động tại Diễn đàn để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Sáu….

Từ thành công của Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết đã đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu tổ chức hằng năm hoặc theo định kỳ Diễn đàn này. Theo Chủ tịch Quốc hội, hội nghị tiếp xúc cử tri hôm nay cũng gần như một Diễn đàn Người lao động của thành phố, gắn với hoạt động tổng rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và thành phố Hải Phòng đang tiến hành, nhất là những vấn đề liên quan tới người lao động và doanh nghiệp.

Sửa đổi Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội phải tính rất kỹ lưỡng

Về các ý kiến cử tri nêu ra, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiều vấn đề đã được Quốc hội xem xét, nghiên cứu, giải quyết trong các luật, nghị quyết được ban hành vừa qua. Hoàn toàn nhất trí với yêu cầu của cử tri về việc cần sớm có hướng dẫn, quy định chi tiết để thực thi hiệu quả các luật, nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây cũng là một trong những yêu cầu được Quốc hội đặt ra ngay từ khi xem xét các dự luật, dự thảo Nghị quyết. Năm 2023, lần đầu tiên, Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về triển khai thi hành các luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành để đốc thúc vấn đề tổ chức thực thi pháp luật. Tới đây, các cơ quan của Quốc hội cũng sẽ giám sát chặt chẽ hơn nữa vấn đề này. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đổi mới tiếp xúc cử tri để hoạt động Quốc hội gắn bó hơn nữa với ý nguyện nhân dân
Cử tri phát biểu tại cuộc tiếp xúc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ, một trong những sáng kiến rất quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực lao động, việc làm là tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, từ từ từng năm, không làm xáo trộn thị trường lao động. Sáng kiến này được nhiều nước bạn bè trên thế giới đánh giá cao, bởi có những nước sau khi tăng tuổi nghỉ hưu đã tạo ra những bất ổn rất lớn trong xã hội và phải mất rất nhiều thời gian để giải quyết.

Về tăng lương, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây luôn là vấn đề rất khó nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan, vì tiền lương là thu nhập của người lao động nhưng lại là chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta nhấn mạnh quan điểm xây dựng chính sách tiền lương hài hòa lợi ích của các bên liên quan để bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ lao động, thị trường lao động.

"Tiền lương tối thiểu là mức sàn Nhà nước đặt ra để yêu cầu doanh nghiệp không được trả cho người lao động thấp hơn mức này. Còn thực tế, doanh nghiệp thoả thuận với người lao động và đa phần là trả lương thực tế cao hơn tiền lương tối thiểu. Từ 1.7 năm nay, chính sách tiền lương sẽ được cải cách đồng bộ trong cả khu vực công và khu vực tư, hướng tới tiền lương khu vực công tiệm cận với tiền lương khu vực sản xuất".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đổi mới tiếp xúc cử tri để hoạt động Quốc hội gắn bó hơn nữa với ý nguyện nhân dân
Cử tri phát biểu tại cuộc tiếp xúc. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, trong điều kiện quan hệ lao động rất phong phú và đa dạng như hiện nay thì việc sửa đổi Luật Việc làm tới đây và Luật Bảo hiểm xã hội đang được sửa đổi sẽ phải tính toán rất kỹ lưỡng; khẳng định, Quốc hội sẽ lắng nghe, tiếp thu đầy đủ các ý kiến cử tri, trong đó có nhiều ý kiến rất xác đáng đã được cử tri công chức, viên chức, người lao động thành phố Hải Phòng đưa ra. 

Nêu rõ các ý kiến của cử tri đã được Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng ghi chép đầy đủ để tổng hợp, chuyển tới các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chia sẻ, tới đây, Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tích cực đổi mới tiếp xúc cử tri, chú trọng tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, chuyên sâu để lắng nghe được nhiều hơn các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và cả những đề xuất, sáng kiến của cử tri, làm cho hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, với ý nguyện của nhân dân. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đổi mới tiếp xúc cử tri để hoạt động Quốc hội gắn bó hơn nữa với ý nguyện nhân dân
Cử tri phát biểu tại cuộc tiếp xúc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội trân trọng biểu dương tinh thần cách mạng, sự nỗ lực không ngừng, quyết tâm vượt khó, vươn lên của công nhân, viên chức, người lao động thành phố Hải Phòng, luôn sát cánh, đồng hành với Đảng, Nhà nước, thành phố Hải Phòng trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương, đất nước, xây dựng nếp sống văn minh, kỷ luật cao trong lao động. Đồng thời, mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp tâm huyết của đoàn viên công đoàn, người lao động thành phố cũng như cả nước để tiếp tục nâng cao chất lượng, hoạt động của Quốc hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2024 - năm bản lề quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đã trao 200 suất quà tặng các đoàn viên Công đoàn, người lao động có thành tích xuất sắc và đoàn viên Công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.