“Ngày xanh” của Quốc hội Khóa XV

“2024 là năm rất đặc biệt! Mọi cấp ngành, mọi cơ quan, đơn vị đều phải tăng tốc để thực hiện thắng lợi các kế hoạch, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp mặt các cơ quan của Quốc hội cùng toàn thể cán bộ, người lao động của Văn phòng Quốc hội vào sáng qua.

Với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, khối lượng công việc năm nay thậm chí còn nhiều hơn của các năm trước. Vì vậy, “tinh thần phải rất khẩn trương, thời gian chính là lực lượng", người đứng đầu Quốc hội nói, và mong muốn các cơ quan của Quốc hội triển khai công việc ngay từ những ngày, tháng đầu năm theo chương trình, kế hoạch đã định.

Sau cuộc gặp mặt đầm ấm và gọn nhẹ, tất cả đã bắt tay vào việc với tinh thần mới, khí thế mới. Có thể nói, trong bầu không khí chung của cả nước, năm 2024, Quốc hội bước vào giai đoạn quan trọng của nhiệm kỳ XV với nhiều mục tiêu và nhiệm vụ lớn lao. Chẳng hạn, trong hoạt động lập pháp, dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua hơn 20 dự án luật và Nghị quyết. Trong đó có những dự luật quan trọng, tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội và người dân như: dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Việc làm (sửa đổi); hay dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn…

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đã ghi nhận bước tiến dài trong hoạt động lập pháp, đó là cách làm “chuẩn bị từ sớm, từ xa” cho việc thẩm tra luật; và Quốc hội sẵn sàng họp bất thường để xử lý các vấn đề quan trọng của quốc gia chứ không chờ “hạ, đông nhị kỳ”, “đến hẹn lại lên” mới họp. Vậy nhưng nhìn về tương lai, khi kinh tế số được nhìn nhận như là một động lực tăng trưởng mới quan trọng của đất nước trong một thập kỷ tới, thì giải những bài toán về tài sản số, về thuế, về hợp tác công - tư trong đầu tư hạ tầng kết nối và hạ tầng dữ liệu, về thương mại số xuyên biên giới, về xử lý tranh chấp trên môi trường số… là những công việc nặng nề đặt trên bàn Quốc hội; và khâu chuẩn bị phải ngay từ thời điểm này. 

Tương tự, năm 2024, hoạt động giám sát cũng được cử tri đặc biệt trông đợi và gửi gắm nhiều kỳ vọng khi Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các dự án quan trọng quốc gia; về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Đây đều là những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực với đất nước và người dân, đồng thời là những chuyên đề giám sát lớn và khó. Những “nút thắt” nếu được tháo gỡ sau các cuộc giám sát sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, hạ tầng cũng như góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư lạc nghiệp, cải thiện đời sống của người dân - đó cũng là mục tiêu cao nhất của Quốc hội. 

Liên tục đổi mới gần dân hơn, hoạt động hiệu quả hơn và phục vụ lợi ích người dân tốt hơn là “kim chỉ nam”, là “sợi chỉ đỏ” của Quốc hội Khóa XV. Lãnh đạo Quốc hội, qua các nhiệm kỳ, cũng luôn nhấn mạnh: hoạt động của Quốc hội còn nhiều dư địa để đổi mới. Nếu như đổi mới, cải tiến là không có giới hạn và khối lượng công việc còn lại là rất lớn thì thời gian của Quốc hội Khóa XV là có giới hạn, sẽ kết thúc vào năm 2026.

“Ngày xanh như ngựa” là một ý thơ của nhà thơ Tản Đà. Ông có lẽ hàm ý rằng tuổi thanh xuân, cái tuổi đẹp nhất của đời người, trôi đi rất, rất nhanh. Vào giữa nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XV đang trong những "ngày xanh" của mình - thời điểm chín muồi để bằng hoạt động, đổi mới của mình, tiếp tục ghi đậm dấu ấn của mình trong lịch sử.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một tư duy mới về đầu tư PPP
Chính sách và cuộc sống

Cần tư duy mới về đầu tư PPP

Cần khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi căn cơ, toàn diện Luật PPP. Nhiệm vụ này phải làm càng sớm càng tốt với một tư duy mới để thực sự tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.

Nhà máy Samsung tại khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính sách và cuộc sống

Sẵn sàng đón nhà đầu tư chiến lược

Xây dựng, bổ sung quy định về quy trình, thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (dự thảo Luật) được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn để đón “đại bàng” - những nhà đầu tư chiến lược đến với Việt Nam.

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hai quan điểm về dự án BT

Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) lần này, Chính phủ đề xuất tiếp tục triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng với các quy định cụ thể về hình thức thanh toán và cơ chế hợp đồng; song Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng này.

Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Chính sách và cuộc sống

Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Gỡ khó cho nhà ở xã hội!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong những nội dung không chỉ nhà đầu tư bất động sản, mà những người đang khó khăn về nhà ở rất chờ đợi.

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản diễn ra cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nhiệm vụ xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm 59 nội dung được Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành giao quy định chi tiết được HĐND và UBND các tỉnh tập trung nguồn lực bắt tay ngay vào việc.