Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Sau gần 7 năm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, 4 đợt thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm gỡ “thẻ vàng IUU” nhưng những vấn đề lớn, bức xúc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do công tác tổ chức thực hiện chưa nghiêm, chưa quyết liệt. Vậy nên, cho dù yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là đúng đắn, phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển ngành khai thác hải sản, bảo đảm sinh kế bền vững cho ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng để thực hiện chắc chắn không dễ dàng.

Điều này thể hiện qua việc tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi. Tỷ lệ đăng ký tàu cá được cập nhật trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, cấp giấy phép khai thác thủy sản chưa đạt mục tiêu. Cả nước vẫn còn tới hơn 7.000 tàu “3 không”; tình trạng mua bán, chuyển nhượng, sang tên đổi chủ tàu cá không thực hiện thủ tục xóa đăng ký, đăng ký lại tàu cá trong tỉnh và giữa các tỉnh vẫn diễn ra thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá ra vào cảng chỉ đạt khoảng 40%, sản lượng thủy sản khai thác khoảng 30%. Vẫn còn tình trạng tàu cá không đủ điều kiện vẫn ra vào cảng, xuất nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản. Đặc biệt, công tác thực thi pháp luật, xử lý vi phạm khai thác IUU còn rất thấp, chưa thống nhất, đồng đều giữa các địa phương. Còn xảy ra tình trạng địa phương nào làm nghiêm thì tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU di chuyển sang địa phương khác, nơi thiếu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng để cập cảng bốc dỡ thủy sản, ra vào cảng, xuất nhập bến để hoạt động khai thác thủy sản.

Những vấn đề lớn, bức xúc này chưa được giải quyết dẫn đến việc thẻ vàng chưa được gỡ. Và thiệt hại, như ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định diễn ra hồi tháng 8 vừa qua là nhiều thứ. Đó là thiệt hại về uy tín của đất nước; thiệt hại về xuất khẩu thủy hải sản; thiệt hại liên quan chuyển đổi nghề của người dân chậm lại; uy tín của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan…

Để giải quyết tình trạng này, đã có nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, quan trọng nhất là khung pháp lý đã được hoàn thiện theo khuyến nghị của EC. Cụ thể, Ban Bí thư đã có Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ đã có. Quốc hội cũng đã thông qua một số chế tài để xử lý việc này. Ngoài ra, hàng loạt vấn đề khác như lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia; kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định các biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, để có thể gỡ được thẻ vàng, cả trước mắt và lâu dài, các bộ ngành, địa phương và người dân phải hành động thực chất chứ không phải mang tính đối phó. Các giải pháp phải bài bản, dựa trên cơ sở khoa học, có lý, có tình nhằm giải quyết gốc rễ của vấn đề như phục hồi nguồn lợi hải sản, bổ sung quy định đánh bắt theo mùa vụ, vùng biển; quan tâm đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho một bộ phận ngư dân. Đặc biệt, như ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là phải thống nhất về nhận thức của ngư dân, doanh nghiệp và các bộ, ngành, địa phương để phát triển ngành thuỷ sản bền vững, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, bảo đảm cân bằng hệ sinh thái, không vi phạm pháp luật quốc tế...

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hai quan điểm về dự án BT

Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) lần này, Chính phủ đề xuất tiếp tục triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng với các quy định cụ thể về hình thức thanh toán và cơ chế hợp đồng; song Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng này.

Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Chính sách và cuộc sống

Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Gỡ khó cho nhà ở xã hội!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong những nội dung không chỉ nhà đầu tư bất động sản, mà những người đang khó khăn về nhà ở rất chờ đợi.

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản diễn ra cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nhiệm vụ xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm 59 nội dung được Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành giao quy định chi tiết được HĐND và UBND các tỉnh tập trung nguồn lực bắt tay ngay vào việc.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tăng quyền lợi, giảm phiền hà

Trong danh sách các dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi chăm sóc sức khỏe - nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của mỗi cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc xây dựng thể chế cho những vấn đề mới

Hơn lúc nào hết, để “tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định thì cùng với việc tập trung khắc phục những "điểm nghẽn" về thể chế hiện tại, đồng thời cũng phải tăng tốc hơn nữa trong xây dựng thể chế cho những vấn đề mới, xu hướng mới.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Nữ doanh nhân Việt - thách thức và khát vọng

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh tảo tần và kiên cường. Trong những năm gần đây, hình ảnh ấy đã được chuyển hóa mạnh mẽ khi ngày càng nhiều phụ nữ bước vào lĩnh vực kinh doanh, khẳng định bản lĩnh trên thương trường. Những nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc làm, sản phẩm và các hoạt động cộng đồng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục tồn tại cũ!

Số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.