Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Cuối tuần qua, Quốc hội dành gần một ngày thảo luận tại tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Cùng với những kết quả rất tích cực, rất ấn tượng cũng cho thấy còn nhiều vấn đề, như đánh giá của Tổng Bí thư Tô Lâm là "rất lo".

Một trong những mối lo đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nội địa còn rất nhiều khó khăn, trên thực tế chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều so với những đánh giá của cơ quan chức năng hay qua những con số về số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Dù tăng trưởng GDP năm nay ước thực hiện cao hơn kỳ vọng nhưng các đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ, "chưa phản ánh hết những khó khăn tiềm ẩn của nền kinh tế". Lý do là bởi phần lớn mức tăng trưởng vẫn đến từ các lĩnh vực khai khoáng và xuất khẩu, trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp 72,1% giá trị xuất khẩu. Tổng Bí thư Tô Lâm khi thảo luận tại tổ đã nêu thực tế, “nhiều địa phương đang phát triển rất tốt nhưng nếu có dự án lớn rút đi là chới với ngay, hoặc có sự cố gì đó thì không gượng dậy được”. Đa phần các dự án lớn ở các địa phương cũng là dự án FDI. Nguy cơ ở các địa phương cũng là nguy cơ tiềm tàng trên bình diện cả nước nếu chúng ta không có những biện pháp và hành động quyết liệt hơn nữa để nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nội địa cả về số lượng và chất lượng.

ctqh2-6343-7646-2431-6836-1468-3989.jpg
Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế

Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp nội địa thiếu cơ chế, chính sách để phát triển. Khu vực kinh tế tư nhân với vai trò xương sống của nền kinh tế hiện đang đóng góp gần 45% GDP, 1/3 ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho hơn 85% lực lượng lao động. Những con số này cho thấy, các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng đóng góp đó sẽ còn lớn hơn nữa nếu doanh nghiệp tư nhân được giải phóng khỏi những rào cản về cơ chế, thủ tục, thiếu vốn và cạnh tranh không lành mạnh…

Rất nhiều vướng mắc về thể chế, ở tầm luật đã được Quốc hội khẩn trương tháo gỡ thời gian qua. Ngay tại Kỳ họp thứ Tám này, Quốc hội cũng đang tập trung cao độ xem xét các đề xuất của Chính phủ để sửa đổi, bổ sung một loạt các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... Tuy nhiên, những cải cách ở tầm luật chỉ phát huy hiệu quả khi những vướng mắc, ách tắc do các văn bản dưới luật và công tác tổ chức thực hiện gây ra cũng được tháo gỡ đồng bộ, thậm chí phải quyết liệt hơn, khẩn trương hơn.

Từ thực tiễn hoạt động, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho biết: rào cản thủ tục hành chính, các chi phí không chính thức vẫn như một "vòng kim cô" kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, chi phí tuân thủ pháp luật bình quân cho doanh nghiệp ở Việt Nam chiếm 20 - 30% lợi nhuận, trong khi tại Singapore, con số này chỉ là 5 - 10%. Báo cáo chỉ số PCI 2023 cho thấy, có đến 20,4% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải dành trên 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật, tương đương con số của năm 2022. Thủ tục đầu tư dự án rất phức tạp, phải qua khoảng 38 - 40 con dấu với thời gian xử lý trung bình 2 - 3 năm do bất cứ thủ tục nào cũng phải hỏi ý kiến các sở, ngành liên quan bằng văn bản. Hay trong tiếp cận vốn, thống kê cho thấy chỉ 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, trong khi các doanh nghiệp này lại là đối tượng cần rất nhiều nguồn lực tài chính để mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh...

Rõ ràng, những rào cản trên đây chủ yếu nằm ở các văn bản dưới luật, ở công tác tổ chức thực hiện pháp luật và cả ở tư duy nặng về quản lý, tâm lý e ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm nên cứ “đẻ” ra những thủ tục ngoài luật của đội ngũ thực thi pháp luật.

Một thông điệp chung được phản ánh ở hầu hết các tổ trong phiên họp cuối tuần qua của Quốc hội chính là phải khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển - nhưng không phải là những tuyên bố chung chung mà phải bằng những chính sách cụ thể, hành động cụ thể, đặc biệt là việc cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ pháp luật, cải cách môi trường kinh doanh minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Thực sự "cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

"Cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Từ những vướng mắc trong thực tiễn và trước yêu cầu thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số… chuẩn bị các điều kiện đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì phải khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng
Chính sách và cuộc sống

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Năm 2022, khi các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương của Trung ương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho rằng, trong tình hình mới và trước bài toán bảo đảm an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP26, vấn đề phát triển điện hạt nhân cần được đặt ra và xem xét toàn diện để sớm có đề xuất hợp lý.

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung
Chính sách và cuộc sống

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối quý III.2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà chỉ chiếm khoảng trên 125.800 tỷ đồng. Về lãi suất cho vay mua nhà, hiện nay, mặt bằng chung tại các ngân hàng thương mại đang ở mức khoảng 4,6 - 9,5%/năm.

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới
Chính sách và cuộc sống

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới

Một trong những nội dung đáng chú ý trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Bởi vậy, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để bảo đảm linh hoạt, chủ động điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Lấp khoảng trống xử lý trách nhiệm!

Hôm nay, 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, báo cáo về lĩnh vực tư pháp, trong đó có báo cáo về công tác thi hành án. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành án hành chính chưa nghiêm, số bản án hành chính tồn đọng qua các năm có xu hướng ngày càng tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.