Gợi suy chính sách từ thứ hạng tự do kinh tế của Việt Nam

Vài ngày trước khi Quốc hội bước vào Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Viện Fraser (Canada) công bố Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới (EFW). Như thường lệ, Báo cáo đánh giá và xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế thế giới năm 2022 của 165 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Với vị trí 99/165, Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Việt Nam cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Cụ thể, điểm số đã tăng từ 6,17 điểm năm 2019 lên 6,23 điểm năm 2022. Thứ hạng tăng từ 123 lên 99.

Quan sát điểm số và thứ hạng của Việt Nam từ năm 2000 đến nay, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội (MASSEI) cho rằng, những ghi nhận về điểm số và thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo năm 2024 phản ánh Chính phủ đã có những điều chỉnh chính sách kinh tế kịp thời theo hướng thân thiện với thị trường để hỗ trợ phục hồi kinh tế trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Còn nhìn trong cả một thập niên, Việt Nam cũng liên tục cải thiện thứ hạng, từ 141/165 năm 2011 lên 99/165 năm 2022. Điều này là nhờ sự từ bỏ tư duy chính sách kích cầu dễ dãi dựa vào khu vực doanh nghiệp nhà nước vì mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn và đặc biệt là điều hành chính sách kinh tế hàng năm luôn đặt ổn định vĩ mô làm ưu tiên hàng đầu.

Nhờ ổn định vĩ mô, nền kinh tế dần bộc lộ một loạt điểm nghẽn cản trở sự vận hành của thị trường. Chính phủ đã kiên định tìm kiếm các giải pháp mở rộng tự do kinh tế cho người dân và doanh nghiệp thông qua các giải pháp như giảm gánh nặng thuế khóa, cắt giảm quy định hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, mở cửa thương mại quốc tế, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện chất lượng đầu tư công... Tất cả các giải pháp như vậy đã tạo ra tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững trong hơn một thập niên qua.

Cũng từ chỉ số này, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh đã "gợi suy" một số bài học chính sách và đặc biệt nhấn mạnh, phải ưu tiên ổn định vĩ mô và kiên trì coi vốn đầu tư công là “vốn mồi” nhằm thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia.

Đây là hai bài học quan trọng, bởi nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng của nước ta trong thời gian tới là rất lớn, song đầu tư tư nhân lại có xu hướng giảm. Ví dụ, theo ước tính ban đầu, để thực hiện mục tiêu 5.000km đường bộ cao tốc, nhu cầu các nguồn vốn đến năm 2030 khoảng 813.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 393.000 tỷ đồng. Hoặc, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến cần khoảng hơn 67 tỷ USD và hoàn toàn sử dụng vốn đầu tư công.

Trong khi đó, đầu tư tư nhân từ chỗ tăng trưởng luôn ở mức 11 - 17%/năm trong giai đoạn từ 2014 - 2019 thì từ năm 2020 đến nay đã giảm tốc. Báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế cho biết, 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư của khu vực tư nhân chỉ đạt 1.336,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,3% và tăng 7,1%, bằng gần một nửa mức tăng trưởng của giai đoạn 2015 - 2019.

Chuyên gia Đinh Tuấn Minh cho rằng, cắt giảm chi tiêu Chính phủ trong những năm qua đã giúp cho Việt Nam có dư địa giảm thuế và giảm nợ công, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển, qua đó tạo ra nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.

Những năm tới, Việt Nam cần lượng vốn đầu tư khổng lồ để phát triển kết cấu hạ tầng; để thành công, điều quan trọng là Chính phủ phải kiên trì chính sách coi vốn đầu tư công là “vốn mồi” nhằm thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia. Nếu phát triển hạ tầng kỹ thuật phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước thì khó tránh khỏi việc tăng thuế và tăng nợ công để đáp ứng tiến độ đầu tư. Điều này dẫn đến mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế tăng, khiến cho cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn, khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của Việt Nam so với các quốc gia khác sẽ bị suy giảm.

Những gợi suy chính sách nói trên cần được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển năm 2025 diễn ra vào ngày mai. Vì sao đầu tư tư nhân giảm tốc và cách nào kích thích dòng vốn này? Đây là những câu hỏi cần được trả lời rốt ráo, để đưa kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, giảm gánh nặng cho đầu tư công và giảm áp lực cho ổn định kinh tế vĩ mô; để tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng ở thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Chính sách và cuộc sống

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Thực sự "cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

"Cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Từ những vướng mắc trong thực tiễn và trước yêu cầu thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số… chuẩn bị các điều kiện đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì phải khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng
Chính sách và cuộc sống

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Năm 2022, khi các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương của Trung ương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho rằng, trong tình hình mới và trước bài toán bảo đảm an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP26, vấn đề phát triển điện hạt nhân cần được đặt ra và xem xét toàn diện để sớm có đề xuất hợp lý.

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung
Chính sách và cuộc sống

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối quý III.2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà chỉ chiếm khoảng trên 125.800 tỷ đồng. Về lãi suất cho vay mua nhà, hiện nay, mặt bằng chung tại các ngân hàng thương mại đang ở mức khoảng 4,6 - 9,5%/năm.

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới
Chính sách và cuộc sống

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới

Một trong những nội dung đáng chú ý trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Bởi vậy, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để bảo đảm linh hoạt, chủ động điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Lấp khoảng trống xử lý trách nhiệm!

Hôm nay, 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, báo cáo về lĩnh vực tư pháp, trong đó có báo cáo về công tác thi hành án. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành án hành chính chưa nghiêm, số bản án hành chính tồn đọng qua các năm có xu hướng ngày càng tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.