Chỉ thị số 37-CT/TW tạo sức bật lớn trong công tác phát triển nhân lực

Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề

10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6.6.2014 của Ban Bí thư Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đã mang lại nhiều kết quả ấn tượng cho ngành lao động. Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014 - 2023 đạt 21,238 triệu người. Các bậc trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp được hình thành theo hướng mở, liên thông, phù hợp với hệ thống giáo dục nghề nghiệp các nước trên thế giới; hình thành mạng lưới trường cao đẳng chất lượng cao, tiệm cận trình độ khu vực và quốc tế.

Đào tạo kép phát huy hiệu quả

Theo ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo theo năng lực thực hiện, dựa trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

T

Lao-dong-Viet-Nam-tai-cac-nha-may-lap-rap-chip-dien-tu.jpg
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề Nguồn: ITN

Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình đào tạo dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Cũng theo ông Giang, các cơ quan chuyên môn đã xây dựng và ban hành khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, để các trường tự chủ làm căn cứ xây dựng, điều chỉnh, ban hành chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Song song với đó, công tác đào tạo chất lượng cao được đẩy mạnh, với các chương trình thí điểm chuyển giao từ Úc và Đức; đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được chú trọng. Đặc biệt, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tăng nhanh về số lượng và chất lượng, từng bước đạt chuẩn. Chương trình đào tạo được đổi mới theo yêu cầu của doanh nghiệp, áp dụng các chương trình tiên tiến từ Úc, Đức, Pháp, Hàn Quốc…

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6.6.2014 của Ban Bí thư Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, công tác đào tạo nghề đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó, hệ thống chính sách được đẩy mạnh với 123 văn bản được ban hành; tuyển sinh tăng 12% so với giai đoạn trước đó; quy hoạch mạng lưới được ổn định, đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo được ưu tiên, trình độ ngày càng được nâng cao; việc đổi mới chương trình được đồng bộ...

Tập trung phát triển các chương trình chất lượng cao

Mới đây, Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6.6.2014 của Ban Bí thư Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức đã nêu ra nhiều điểm nổi bật đặc biệt, nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia đào tạo đã được sửa đổi và bổ sung, tạo động lực cho doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã gắn kết hơn với doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động trong tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp đã hình thành và vận hành hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được mở rộng cả về quy mô và nội dung.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao ở một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương chưa thống nhất và đầy đủ. Công tác tuyên truyền các mô hình và cá nhân điển hình chưa được chú trọng, công tác dự báo nguồn nhân lực chưa được thực hiện tốt.

Để lấp đầy những khoảng trống nêu trên, TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đề xuất nhiều giải pháp quan trọng, trong đó, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý nhà nước của các cấp chính quyền; hoàn thiện hệ thống chính sách, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao...

TS. Phạm Vũ Quốc Bình nhấn mạnh, cần quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng; phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng đào tạo thực hành chất lượng cao quốc gia, vùng.

Cũng theo ông Bình, trong các nhiệm vụ giải pháp sắp tới, cần xây dựng thông tin, dữ liệu nhu cầu và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy nhanh chuyển đổi số, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; gắn kết với doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm bền vững; giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tổng cục sẽ khuyến khích 3 loại hình chương trình. Đó là: đào tạo liên kết với nước ngoài và cấp các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của Việt Nam ở nước ngoài; chuyển giao chương trình của nước ngoài và thực hiện; biến chương trình nước ngoài vào chương trình chất lượng cao đại trà. Cả 3 hướng này, ngành lao động cần nhanh chóng triển khai phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).