Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổng kết 10 năm phát triển đào tạo nhân lực tay nghề cao

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6.6.2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao.

Tham dự và chỉ đạo chương trình có Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng.

Theo báo cáo của Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), từ năm 2015 đến hết năm 2018, số lượng tuyển sinh trong cả nước đối với giáo dục nghề nghiệp là 8.781.901 người. Từ năm 2019 đến hết năm 2023, số lượng tuyển sinh trong cả nước đối với giáo dục nghề nghiệp (GGNN) là 10.928.526 người. Từ năm 2019 đến 2023, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định, một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh trong 5 năm đã có những biến chuyển tốt hơn so với giai đoạn 5 trước, tăng 12%.

Các ngành, nghề có kết quả tuyển sinh cao tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ngành, nghề phổ biến, có nhu cầu sử dụng lao động cao trong xã hội như: kỹ thuật công nghệ, công nghệ thông tin; du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn... Trong những năm gần đây, các ngành nghề mới, đào tạo xanh cũng được nhiều cơ sở GDNN quan tâm, chuyển hướng đào tạo… Bên cạnh những ngành, nghề tuyển sinh tốt, còn có những ngành, nghề khó tuyển sinh tập trung ở những lĩnh vực ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, như: khai khoáng, mỏ, hầm lò; xử lý chất thải, môi trường....

z5812991554649_94138a1b9e900465e9e72765a545261a.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Dương Lê

Việc tăng cường lồng ghép hoạt động GDNN trong các trường phổ thông đã được xác định rõ theo tinh thần của Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 27.3.2017 và mục tiêu tiêu của Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” công tác phân luồng, hướng nghiệp người học vào học các trình độ trong GDNN Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14.5.2018 của Thủ tướng CP.

Tại Đề án này cũng đã xác định các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, kết quả hiện nay vẫn chưa đạt được như mong muốn, cần phải có sự nỗ lực vào cuộc hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, hàng năm cần phải có những đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để việc triển khai tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả cao và thực chất hơn.

Cũng trong thời gian này, thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28.2.2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế”. Kết quả, đã thực hiện chuyển giao hoàn thiện và đồng bộ 34 bộ chương trình từ Úc và Đức; tổ chức đào tạo thí điểm 12 nghề trọng điểm quốc tế theo 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc tại 25 trường; tuyển sinh được 803 sinh viên của 41 lớp. Tháng 1.2020 đã tổ chức tổng kết cho các lớp đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Úc; tuyển sinh được 988 sinh viên cho 66 lớp của 45 trường để đào tạo thí điểm theo 22 bộ chương trình chuyển giao từ Đức.

Về tiêu chuẩn, sinh viên các lớp đào tạo thí điểm phải có năng lực tiếng Anh đầu vào đạt trình độ A2 theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu. Để bắt đầu học các nội dung chuyên môn bằng tiếng Anh, sinh viên phải có trình độ B1 tiếng Anh. Để đáp ứng được yêu cầu này, các trường đã tổ chức giảng dạy 6 tháng tiếng Anh cho sinh viên (từ tháng 10.2016 - 4.2017), đạt trình độ B1 trước khi bắt đầu vào học các nội dung chuyên môn.

Về công tác tuyên truyền, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với hơn 40 cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương, như: VTV, VOV, Báo Dân Trí, Nhân Dân, Đại biểu nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam... tuyên truyền về GDNN, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Từ năm 2018 - 2023, đã có trên 10.000 lượt tin, bài, ảnh, phóng sự được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng về GDNN. Bộ Xây dựng, Bộ Giao Thông Vận tải tổ chức học tập, quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW tới các đảng bộ, chi bộ toàn Đảng bộ và Đảng bộ các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Tại các địa phương đã sử dụng cơ quan truyền thông (Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình; Tạp chí...) xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục với nhiều nội dung. Đồng thời, cung cấp thông tin về hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động; thông tin về thị trường lao động trong và ngoài địa phương, tổ chức nhiều diễn đàn, đối thoại, ngày hội trao đổi về đào tạo nghề, việc làm...

Tại các cơ sở, công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng như lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề tại các thôn, làng, tổ dân phố. Các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền như: Long An, Lâm Đồng, Lào Cai, Vĩnh Long, Cà Mau, Nam Định, Lạng Sơn, Lai Châu, Thừa Thiên Huế…

Thay mặt Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Lê Văn Thanh mong muốn từ các cơ quan Trung ương đến các tỉnh, các đơn vị trực thuộc, đặc biệt các cơ sở GDNN, các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện, tạo cơ chế chính sách phù hợp cho các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý, thuộc địa bàn quản lý thực hiện nhiệm vụ đào tạo: đủ về số lượng, tăng về chất lượng cho nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị, địa phương, các địa bàn lân cận và toàn quốc. Đặc biệt, chú trọng vào các lĩnh vực, ngành nghề mới với các kỹ năng mới mà xã hội đang có nhu cầu; góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024
Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024

Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE đã được vinh danh vì các đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Xã hội

Ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết. Thực tế đó đòi hỏi, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai: Quyết liệt giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2024, bên cạnh việc chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai cũng tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen
Đời sống

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Thời gian qua, nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói
Đời sống

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói".

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.