Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới

Dù không được phép thương mại hóa song thuốc lá mới vẫn đang tràn ngập thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Do vậy, việc sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Đây là nhận định chung của các đại biểu tham gia tọa đàm "Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng", do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 19.10.

Xu thế tất yếu

Trưởng phòng Công nghiệp tiêu dùng thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Cao Trọng Quý cho biết, việc kiểm soát chất lượng thuốc lá là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với sản phẩm thuốc lá mới, dù chưa được cho phép thương mại hóa cũng như chưa thống nhất về cách thức quản lý song vẫn được bày bán trên thị trường chợ đen và hầu hết được nhập lậu. Lực lượng chức năng đã tăng cường phòng chống buôn lậu song “tình hình vẫn diễn biến phức tạp”, ông Quý xác nhận.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới
Trưởng phòng Công nghiệp tiêu dùng thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Cao Trọng Quý chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Trưởng phòng Công nghiệp tiêu dùng thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Cao Trọng Quý cho biết, đến nay, đã có 184/195 quốc gia đã ban hành quy định quản lý thuốc lá làm nóng, 111/195 ban hành quản lý thuốc lá điện tử, trong đó có Mỹ, Anh, 28 nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… Cơ chế quản lý với các thuốc lá này còn khác nhau giữa các nước, phần lớn áp dụng quy định theo Luật phòng chống tác hại thuốc lá của nước sở tại.

Về phía Bộ Công Thương đã có 2 lần trình Thủ tướng Chính phủ Chính sách quản lý thí điểm thuốc lá thế hệ mới, song hiện vẫn chưa thống nhất với Bộ Y tế. Bộ Công Thương đang xây dựng nghị định theo hướng tiệm cận gần nhất với Bộ Y tế để bảo đảm phù hợp với thực tiễn quản lý cũng như thông lệ quốc tế.

Việc sử dụng thuốc lá mới nhập lậu không chỉ khiến Nhà nước không thu được thuế, mà còn khiến người dân sử dụng sản phẩm không được quản lý về chất lượng dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đều có chứa nicotine, nhưng khác nhau ở thành phần. Thuốc lá làm nóng có nguyên liệu thuốc lá trong điếu thuốc lá ngắn đặc chế. Thuốc lá điện tử thì có thành phần là dung dịch tinh dầu với khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ, và có thể pha trộn các chất khác vào dung dịch như ma túy, cần sa.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ, thuốc lá mới là sản phẩm công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là xu thế khó tránh khỏi. Song, điều đáng lưu tâm là sản phẩm này đang bị tội phạm buôn lậu lợi dụng để hướng đến giới trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Kết quả một điều tra lứa tuổi 13 – 15 cho thấy, có tới 60% các em trả lời đã được người khác cho, tặng thuốc lá điện tử, 20% đi mua và 2% là mua chính các bạn của mình. “Đây là thực trạng rất đáng báo động!”, ông Hạ nhấn mạnh.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới -0
Chuyên viên Cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ Vũ Công Thảo chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Điều đáng nói, ông Vũ Công Thảo, Chuyên viên Cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ chỉ rõ, hiện nay, khái niệm thuốc lá mới vẫn chưa có sự hiểu đúng nên “đánh đồng” với bóng cười và một số sản phẩm cấm khác... Tuy nhiên, theo ông Thảo, thuốc lá mới chỉ có hai loại, gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Ý kiến này đã nhận được đồng tình của các đại biểu tham dự tọa đàm. Các đại biểu cũng cho rằng, khi thống nhất được cách hiểu về thuốc lá mới sẽ là cơ sở để có cách ứng xử cho phù hợp.

Phải hài hòa lợi ích các bên

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về thuốc lá mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng). Phó Trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phân tích, tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã quy định phạm vi điều chỉnh là  “về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá”. Luật cũng giải thích từ ngữ “thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới -0
Phó Trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Dù vậy, theo ông Nhưỡng, chúng ta vẫn đang có khoảng trống trong quy định pháp luật nên không có công cụ, phương tiện để quản lý thuốc lá mới, tức thiếu “điều kiện bảo đảm để chòng, chống tác hại của thuốc lá” theo quy định của Luật. Cùng với đó, quản lý thuốc lá mới đang gặp khó khăn trong nhận thức do vẫn chưa thống nhất, thiếu đầy đủ, còn thiên lệch khi mới tập trung vào việc làm thế nào để giảm bớt tác hại của thuốc lá mới mà chưa quan tâm đến tính tổng thể của hệ thống các quy định. Mặt khác, về thực tiễn, hiện cực phức tạp bởi nhu cầu của xã hội đã thay đổi. “Nếu chúng ta càng chậm ngày nào thì càng thiệt hại ngày đó”, ông Nhưỡng nhấn mạnh, hàm ý cần phải sớm có khung chính sách cụ thể cho quản lý thuốc lá mới.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới -0
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp Lê Đại Hải chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Chia sẻ với quan điểm của ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp Lê Đại Hải làm rõ thêm, việc thuốc lá mới tràn ngập thị trường không hoàn toàn do thiếu quy định. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi hút thuốc lá, không phân biệt thuốc là truyền thống hay thuốc lá mới. Như vậy, “vấn đề không phải do luật mà là có khoảng trống trong quy định điều kiện kinh doanh cho thuốc lá mới”, ông Hải nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hải, hiện tình hình quản lý thuốc lá mới đang rất cấp thiết, do vậy, đã đến lúc cần phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Nếu chờ đưa “thuốc lá mới” vào trong Luật sẽ phải theo quy trình và cần thời gian, nên có thể xem xét giao cho Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với sản phẩm này (tức sửa ngay Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc lá).

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới -0
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Đồng tình, ông Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng, do thuốc lá mới tập trung hướng đến giới trẻ, việc sớm có văn bản pháp luật để phòng, chống tác hại của sản phẩm này là rất cấp thiết. Cùng với đó, do việc quản lý thuốc lá liên quan đến nhiều bộ, ngành, nên cần quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên, cơ quan nào làm chủ quản. “Tinh thần chung là toàn dân phải cùng vào cuộc”, ông Cừ đề xuất.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới -0
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên chia sẻ góc nhìn, thuốc lá mới không chỉ là một mặt hàng mà là lĩnh vực rất rộng, vì liên quan nhiều bộ ngành quản lý (Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)…  Thêm vào đó, quan điểm của chúng ta khi tiếp cận vấn đề này thì hiện mới chỉ tiếp cận theo hướng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong khi chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề thị trường. Do đó, phải làm rõ nhiệm vụ cơ quan quản lý. Cùng với biện pháp hành chính, cần có biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu về thuốc lá mới cùng tác hại mà nó gây ra, đặc biệt đối với lớp trẻ.

Dẫn lại “cuộc chiến” chống thuốc lá điếu nhập lập từ những năm 1998 – 1999, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, sau đó Quốc hội ban hành Luật về Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nếu chỉ có biện pháp hành chính là rất khó. “Khi bàn về quản lý đối với sản phẩm mới mà đó lại là thực trạng khách quan thì nếu cấm, tiêu hủy hết sẽ khó thực hiện. Do đó, phải hài hòa lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng dân cư – thế hệ trẻ, lợi ích của doanh nghiệp”, ông Kiên đề xuất.

Cũng theo vị đại biểu này, tại Kỳ họp thứ 6 tới, Quốc hội nên có một dòng trong Nghị quyết Kỳ họp là giao cho Chính phủ khẩn trương nghiên cứu sửa đổi văn bản liên quan quản lý thuốc lá thuộc thẩm quyền, trong lúc chưa sửa Luật. Như thế sẽ có căn cứ để các cơ quan nghiên cứu thực hiện.

Ngoài ra, theo các đại biểu, vì đây là vấn đề mới nên cần có sự đánh giá của các nhà khoa học về tác động của thuốc lá mới đối với sức khỏe con người, với môi trường sống, từ đó làm sở cứ cho các chính sách ứng xử phù hợp.

Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.