Cần tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý IUU

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về đợt thanh tra lần thứ 4 tới đây của Ủy ban châu Âu (EC),Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường NGUYỄN THỊ LỆ THỦY cho biết, năm 2022, Ủy ban đã tổ chức giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Qua giám sát, Ủy ban đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU. Trong đó, có giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát tự động hành trình tàu cá, chống can thiệp, tác động từ bên ngoài, hạn chế các vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình.

-Theo kế hoạch, tháng 10 tới, Đoàn Thanh tra của EC sẽ tiến hành đợt thanh tra lần thứ 4 với Việt Nam về thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU. Theo bà, lần kiểm tra này có ý nghĩa thế nào với nỗ lực của Việt Nam trong khắc phục và thúc đẩy EC gỡ “thẻ vàng” với thủy sản của Việt Nam?

- Đến tháng 10.2023 là tròn 6 năm EC cảnh báo “thẻ vàng” với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Đây là thời điểm rất quan trọng để EC đánh giá những kết quả đạt được trong nỗ lực triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Việt Nam. Tại thời điểm này, nếu Việt Nam có kết quả tốt, thì EC sẽ xem xét gỡ cảnh báo “thẻ vàng”. Tuy nhiên, nếu kết quả không đạt yêu cầu, EC có thể sẽ nâng mức cảnh báo lên “thẻ đỏ” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.

Cần tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý IUU -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy

Theo tôi, yếu tố then chốt trong việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC là phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và kiểm soát được thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam.

Từ thực tế cho thấy, thời gian qua, các bộ, ban, ngành có liên quan cũng như các địa phương và lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực, tăng cường triển khai các quy định, giải pháp để chống khai thác IUU. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận ngư dân, doanh nghiệp còn rất hạn chế, thậm chí còn cố tình thực hiện các hành vi vi phạm dẫn đến khó khăn trong triển khai các quy định về chống khai thác IUU của các cơ quan chức năng.Khi người dân và doanh nghiệp chưa thật sự chung tay với nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng, thì nguy cơ là chúng ta không những không gỡ được cảnh báo “thẻ vàng”, mà thậm chí còn bị xem xét nâng lên “thẻ đỏ”.

-Qua công tác kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành, cơ quan chức năng tại các địa phương ven biển, có thể thấy mặc dù đã có tiến triển, nhưng thực tế còn tình trạng tàu cá vi phạm về khai thác IUU. Và một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do lực lượng kiểm tra trên biển còn mỏng. Theo bà, thực tế này đặt ra yêu cầu gì với việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để hỗ trợ công tác quản lý hoạt động của tàu cá?

- Theo quy định tại điểm đ khoản 2, Điều 50, Luật Thủy sản hiện hành và Điều 44, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), thì tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS). Thiết bị này sẽ giúp cơ quan quản lý biết được tàu đang đi đâu, về đâu.

Năm 2022, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)”. Qua giám sát, Ủy ban cũng đã ghi nhận tình trạng vi phạm quy định về trang bị và sử dụng VMS khi khai thác trên biển diễn ra thường xuyên. Mặc dù đã được trang bị VMS, nhưng không ít ngư dân cố tình không chấp hành (như tháo thiết bị ra khỏi tàu, ngắt kết nối thiết bị với hệ thống giám sát của cơ quan quản lý…).

Qua giám sát, Ủy ban cũng đã có những kiến nghị với Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai cáo và không theo quy định. Trong đó, có giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giám sát tự động hành trình tàu cá, chống can thiệp, tác động từ bên ngoài, để hạn chế các hành vi vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình.

- Xin cảm ơn bà!

Quốc hội và Cử tri

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới

Sáng 11.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về một số dự án luật liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Phạm Thanh Phương chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.