Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Cần được trao quyền tự chủ lớn và toàn diện hơn nữa

Qua làm việc trực tiếp với Đại học Thái Nguyên, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023" do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh làm Trưởng đoàn, cho thấy, mặc dù đơn vị cơ bản đã thực hiện tự chủ tài chính, song giống nhiều cơ sở giáo dục đào tạo công lập khác, Đại học Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng biên chế, đặc biệt là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tự chủ tài chính nhưng không được tự chủ về biên chế

Báo cáo với Đoàn giám sát, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, PGS.TS Hoàng Văn Hùng cho biết, sau khi thực hiện giải thể, sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị, số lượng đơn vị trực thuộc, đơn vị thuộc của Đại học Thái Nguyên tại thời điểm 31.12.2023 là 34 đơn vị, trong đó các đơn vị có tư cách pháp nhân trực thuộc Đại học Thái Nguyên là 21 (gồm 8 trường đại học và cao đẳng thành viên, 13 trung tâm trực thuộc và nhà xuất bản); 13 đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên không có tư cách pháp nhân. Các trường đại học thành viên, trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật, các Trung tâm cũng đã thực hiện tái cấu trúc lại bộ máy bên trong đơn vị theo hướng tự chủ.

Cần được trao quyền tự chủ lớn và toàn diện hơn nữa -0
Giám đốc Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng phát biểu

Về kết quả tinh giản biên chế, báo cáo cho thấy, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm. Trong giai đoạn 2018 - 2023, Đại học Thái Nguyên đã thực hiện tinh giản 31 viên chức. Số lượng cấp phó trong các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện cơ bản theo quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7.10.2020 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Cùng với đó, Đại học Thái Nguyên đã thực hiện việc sử dụng, quản lý, tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức hàng năm; thực hiện việc sắp xếp, bố trí viên chức theo đề án vị trí việc làm.

Về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tính đến ngày 31.12.2023, Đại học Thái Nguyên có 2 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (mức độ tự chủ tài chính nhóm 1); một đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (mức độ tự chủ tài chính nhóm 2); các đơn vị còn lại tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (mức độ tự chủ tài chính nhóm 3). Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kết hợp cải cách hành chính, quy trình xử lý công việc từng bước được chuẩn hóa, phân định rõ trách nhiệm từng bộ lên, thời gian giải quyết công việc được rút ngắn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị về cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc chuyện rút ngắn phần vào việc hoàn thành công việc được giao.

Giám đốc Đại học Thái Nguyên cũng cho biết, hầu hết các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên tự bảo đảm tới 90% chi thường xuyên và kinh phí Nhà nước cấp là rất nhỏ. Thế nhưng một nghịch lý là: Mặc dù đã thực hiện được phần nào cơ chế tự chủ về tài chính, song các trường lại bị “bó cứng” trong chỉ tiêu biên chế, không được tự chủ về biên chế. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ giao khoảng 2.500 biên chế cho Đại học Thái Nguyên. “Nếu chỉ bó hẹp trong chỉ tiêu biên chế được giao này, thì Đại học Thái Nguyên sẽ rất khó phát triển trong tương lai”, Giám đốc Đại học Thái Nguyên nói.

Nêu thực tế một số đơn vị còn thiếu nhân lực so với yêu cầu nhiệm vụ dẫn tới việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế còn gặp nhiều khó khăn, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho rằng, khác với các trường đại học ở những thành phố lớn, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…  để thu hút được nhân tài, có bằng Tiến sĩ hay Thạc sĩ về giảng dạy cho đại học vùng như Đại học Thái Nguyên là cực kỳ khó. Do vậy, Đại học Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực.

Cụ thể, Đại học Thái Nguyên xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Giám đốc Đại học Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định 4368/QĐ-ĐHTN ngày 15.9.2023 quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao trong các đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên. Năm 2023, Đại học Thái Nguyên và các trường đại học thành viên thu hút được 15 người có trình độ tiến sĩ, 10 người có trình độ thạc sĩ các ngành đặc thù.

Giám đốc Đại học Thái Nguyên cũng cho biết, với đặc thù của đại học vùng, nguồn lực còn hạn chế, thì việc thực hiện chính sách thu hút là một khó khăn. Mặc dù Đại học Thái Nguyên và các trường đại học thành viên đã tìm mọi giải pháp để nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên nhưng vẫn nằm trong giới hạn của chính sách tiền lương, nên mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các trường đại học tư thục, các doanh nghiệp bên ngoài, cộng với môi trường làm việc chưa hấp dẫn nên có tình trạng "chảy máu" chất xám, đặc biệt là giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Cần trao quyền tự chủ cao hơn cho đại học vùng

Xuất phát từ những khó khăn trong thực tế thực hiện cơ chế tự chủ đại học, Đại học Thái Nguyên kiến nghị, Quốc hội xem xét, tháo gỡ những bất cập về tự chủ đại học tại Luật Giáo dục Đại học nhằm trao quyền tự chủ cao hơn cho đại học vùng, đồng thời gắn với chất lượng cao và trách nhiệm xã hội, thực hiện các nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Trong đó, việc xác định rõ tính chính danh của 3 đại học vùng (Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng) đã được pháp luật quy định “khác biệt" với các đại học khác.

Lập luận mà Đại học Thái Nguyên đưa ra là, theo quan niệm phổ biến “đại học vùng” là cơ sở giáo dục đại học được thành lập ra chỉ tại một số vùng lãnh thổ cụ thể, thường là ở những vùng chậm phát triển về kinh tế - xã hội, để ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng, giúp vùng đó nhanh chóng đuổi kịp các vùng khác của đất nước, nhằm bảo đảm tiêu chí công bằng xã hội. Vì vậy, cần có một điều quy định riêng; Nghị định hướng dẫn cũng có những nội dung quy định riêng về Đại học vùng, Đại học Quốc gia. Trong đó, quy định về các đại học vùng cần thay đổi cơ cấu theo hướng chuyển đổi ngay từ mô hình “liên hiệp các trường đại học chuyên ngành” sang mô hình “đại học đa lĩnh vực" có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa đại học và các trường thành viên, bảo đảm phát huy tính chủ động, thế mạnh của từng trường, cùng với sức mạnh tổng hợp chung của cả đại học.

Đại diện Hội đồng Đại học Thái Nguyên nhấn mạnh, khi các trường đại học thành viên được giao quyền tự chủ ngày càng nhiều, muốn đại học vùng phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt và tạo động lực phát triển cho các trường đại học thành viên thì bản thân đại học vùng cần được trao quyền tự chủ lớn hơn, toàn diện hơn nữa. Đầu tư cho Đại học vùng cũng cần được quan tâm nhiều hơn để các trường đại học thành viên nhận thấy là thành viên trong đại học vùng có quyền tự chủ, được đầu tư nhiều hơn, có điều kiện phát triển thuận lợi hơn hẳn một trường đại học khác.

Qua trao đổi và thực tiễn giám sát, Đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà Đại học Thái Nguyên đã đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, kết quả quan trọng nhất trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là xây dựng được mô hình quản trị nội bộ hiệu quả, bảo đảm đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhấn mạnh vai trò của Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, đại học công lập, đào tạo nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước, Đoàn giám sát cũng ghi nhận những kiến nghị cụ thể, xác đáng của Đại học Thái Nguyên về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là cơ sở đại học. Đoàn giám sát cũng đề nghị, Đại học Thái Nguyên cần tiếp tục có những kiến nghị về chính sách thu hút nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Tiếp tục có những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền những luật mới sửa đổi

Vừa qua, tại Hội trường UBND phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Bình Phú đã có buổi TXCT thị xã Đông Hòa trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.