Cần có chính sách để phát triển kinh tế giảm tối đa hủy hoại môi trường

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Môi trường tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh quốc gia  

Giữa kinh tế và môi trường luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Nếu để kinh tế phát triển một cách tự nhiên sẽ gây hậu quả hủy hoại môi trường. Do đó, cần có sự can thiệp của Nhà nước để phát triển kinh tế phải giảm tối đa hủy hoại môi trường. 

Hiện chủ trương đường lối của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cơ bản đã hoàn thiện. Nhưng bước tiếp theo là thể chế hóa chủ trương và thực thi ở các cơ quan, tổ chức có liên quan.  

Câu hỏi đặt ra là, hệ thống pháp luật để cụ thể hóa vấn đề này đã toàn diện hay chưa? Tôi cho rằng, hiện hệ thống pháp luật chúng ta vẫn đang hoàn thiện. Ví dụ, Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, trong đó như Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tới  5 - 6 nhiệm vụ về xây dựng khung thể chế; nghiên cứu xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm với phát triển kinh tế tuần hoàn trình Chính phủ xem xét quý I.2023, giờ đây cũng chưa có được nghị định này.  

Trong bối cảnh này, ngoài khung thể chế thì năng lực thực thi, giám sát thực thi cũng rất quan trọng. 

Đẩy mạnh “tiêu dùng xanh” 

Ở góc nhìn của người làm chính sách, tôi cho rằng chúng ta rất cần khẩn trương thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Nếu chậm trễ thì hậu quả càng lớn, chưa kể có thể mất đi một số lợi ích về kinh tế. Đơn cử, vấn đề môi trường có tác động trực tiếp đến giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số chính sách thương mại toàn cầu bây giờ xu hướng mua là tiêu dùng xanh, hay một số cơ chế thuế Carbon sắp tới Châu Âu áp dụng, nếu doanh nghiệp không chuyển đổi sẽ tụt hậu. Do đó, chúng ta phải rất nhanh, quyết liệt, khẩn trương, nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ nhiệm vụ về thể chế. 

Theo đó, thể chế phải đi trước, phát triển đồng bộ hệ sinh thái cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, có sự tham gia của tất cả các bên. Bản thân doanh nghiệp cũng phải thay đổi tư duy, làm sao ngay cả pháp luật chưa quy định thì doanh nghiệp bằng lợi ích của mình cũng nên làm, không đợi văn bản ra để tuân thủ. Nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng nền kinh tế tuần hoàn sẽ có lợi thế cạnh tranh.  

Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng phải thay đổi, làm sao để tiến tới tiêu dùng xanh. 

Tôi cũng cho rằng, không nên tư duy chính sách, thể chế phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mảng tách bạch nhau. Cần có sự lồng ghép giữa phát triển thể chế và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, khi xây dựng các quy định pháp luật phải tư duy về việc thúc đẩy bảo vệ môi trường. 

Trong khung thể chế này, cơ chế chính sách về tài chính để thúc đẩy hoạt động kinh doanh là quan trọng nhưng không phải tất cả. Cá nhân tôi cho rằng các thể chế khác tạo ra các chế định ưu tiên khác thúc đẩy, hoặc cản trở các hành vi mà chúng ta gọi là sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng rất quan trọng.  

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, bảo vệ môi trường nhưng không phải bằng mọi giá. Bảo vệ môi trường trong các cơ chế, chính sách quy định phải cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Nếu quy định bảo vệ môi trường quá mức cần thiết thì sẽ gia tăng gánh nặng chi phí kinh doanh.  

Tránh quy định rào cản doanh nghiệp muốn làm mà không làm được 

Có hai khung khổ chính sách, thứ nhất, các chính sách khi soạn thảo quy định pháp luật nên thúc đẩy chính sách hành vi doanh nghiệp kinh doanh theo hướng bền vững. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa làm tốt được điều đó. Gần đây, có dự thảo quy định về định mức tái chế cho doanh nghiệp để thực thi bảo vệ môi trường, vẫn tính định mức cào bằng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không tính phác thải đầu ra của doanh nghiệp là những cái có thể tái chế được, có những cái không tái chế được. Điều này, chưa thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tạo ra phác thải mà có tỉ lệ tái sử dụng cao. 

Hiện, nhiều doanh nghiệp băn khoăn đôi khi họ muốn thực hiện nhưng khung thể chế chưa rõ ràng, có nơi thực hiện, có nơi không. Ví dụ phía Hiệp hội có phản ánh với tôi kiến nghị xử lý chất rắn trong lò hơi đồng sôi của ngành giấy. Theo phản ánh, Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa rõ ràng, chưa có thông tư để hướng dẫn, trong khi doanh nghiệp muốn đồng thời xử lý luôn chất thải trong lò hơi. Do vậy, cần tránh quy định gây khó khăn để doanh nghiệp muốn làm mà không làm được. 

Cùng với đó, phải quan tâm đến khung thể chế tưởng không liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Ví dụ có đơn vị mua rất nhiều nguyên liệu từ đầu vào thu gom rác thải không có hạch toán VAT nhưng khi họ tái chế, đi vào sử dụng thì lại phải thực hiện hạch toán về VAT. Hay thị trường về thu mua, bán đồ cũ Đan Mạch tưởng chừng không liên quan nhưng rất quan trọng để thúc đẩy cản trở hành vi mà doanh nghiệp muốn làm để thực hiện kinh tế tuần hoàn. 

Do đó, xây dựng chính sách cần được tính toán, lồng ghép để tránh tạo ra khoảng trống, hoặc rào cản để doanh nghiệp muốn làm mà không làm được. 

Quốc hội và Cử tri

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.