Cam kết về chất lượng lập pháp

Sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp chuyên đề pháp luật thứ năm kể từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, để cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 10 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Bảy. Các dự luật này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng đều được dư luận xã hội rất quan tâm, có tác động lớn đối với người dân và doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương...

Với hơn 200 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội đã phát biểu, tranh luận tại hội trường và hơn 900 lượt ý kiến phát biểu tại tổ về các dự án luật trên, với tinh thần "dù chỉ có một ý kiến khác cũng được nghiên cứu, giải trình đầy đủ", khó có thể đo đếm được khối lượng công việc mà các Ủy ban đã thực hiện kể từ sau Kỳ họp thứ Bảy để có được Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Luật trình tại Phiên họp chuyên đề lần này.

Nhiều vấn đề khó, phức tạp, qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý đã tìm ra “lời giải” phù hợp. Đơn cử như với dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, các địa phương kiến nghị 5 nhóm vướng mắc trong thực tiễn triển khai Luật Khoáng sản thì trong khi tiếp thu, giải trình có 3 nhóm vướng mắc đã có giải pháp rõ ràng trong dự thảo Luật, còn 2 nhóm vướng mắc liên quan đến trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản tại Điều 15 và điều chỉnh quy hoạch khoáng sản tại Điều 16 thì cơ quan chủ trì giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã đưa ra 2 phương án. Trong đó, quán triệt nghiêm yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại cuộc làm việc với các Ủy ban ngày 7.8 vừa qua về việc “phải thể hiện chính kiến, quan điểmrõ ràng, cụ thể, khách quan, không né tránh vấn đề khó, nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách”, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã giải trình rõ ràng cơ sở của từng phương án được đưa ra cũng như phương án được đa số ý kiến trong Ủy ban lựa chọn.

Có những vấn đề dù vẫn chưa thể tìm được "tiếng nói chung" giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, nhưng cơ quan thẩm tra cũng đã đề xuất rõ ràng quan điểm, phương hướng xử lý. Như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Ủy ban Xã hội, trong Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy đã đề nghị không điều chỉnh sản phẩm oxy y tế tại dự thảo Luậtdo không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Dược. Trong khi đó, Bộ Y tế vẫn mong muốn đưa quy định về oxy y tế vào dự thảo Luật. Tiếp tục nhất quán với ý kiến đã nêu tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ sớm khắc phục khoảng trống pháp lý đối với sản phẩm này bằng cách ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật để quản lý oxy y tế và các sản phẩm khí khác dùng trong y tế". Nhấn mạnh điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng nêu rõ, "nếu cần,có thể nghiên cứu quy định giao Chính phủ quy định chi tiết về khí y tế tại nghị quyết của kỳ họp tới hoặc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh theo thủ tục rút gọn, trong đó quy định 1 điều về khí y tế dùng trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, tương tự như quy định về thiết bị y tế dùng trong khám bệnh, chữa bệnh”. 

Tất nhiên, lựa chọn phương án nào vẫn thuộc quyền quyết định của các đại biểu Quốc hội. Nhưng trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội là chuẩn bị thật kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của từng phương án để đại biểu Quốc hội cân nhắc, quyết định.

Tại Phiên họp hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải "thận trọng, chính xác, đồng bộ"; "hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các dự luật, nhất là về những vấn đề người dân, doanh nghiệp thấy còn vướng mắc cần tháo gỡ", "phải bảo đảm tính khả thi và tuổi thọ của luật", "quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật", "kiểm soát chặt chẽ các nội dung dễ xảy ra trục lợi chính sách", "phải rà soát kỹ lưỡng trong từng dự luật xem có lợi ích nhóm nào không", "phải công tâm, khách quan, không bị bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào tác động trong quá trình xây dựng luật...".

Đó không chỉ là những yêu cầu cốt lõi đối với công tác lập pháp, đặc biệt là ở khâu thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật mà đồng thời còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu cơ quan lập pháp đối với việc bảo đảm chất lượng các dự luật trình Quốc hội. 

Tiếp nối những đổi mới hiệu quả đã được áp dụng trong công tác lập pháp từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, tới đây, Quốc hội cũng sẽ tổ chức một diễn đàn về xây dựng pháp luật để bàn sâu hơn, kỹ hơn về công tác lập pháp, như yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội "phải nâng cao hơn nữa chất lượng lập pháp, phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, các nhà khoa học, các nhà làm luật chuyên nghiệp đóng góp cho công tác xây dựng pháp luật".

Với khối lượng nhiệm vụ lập pháp ngày càng lớn, nhiều vấn đề khó, phức tạp, chưa có tiền lệ trong thực tiễn càng đòi hỏi công tác lập pháp phải chủ động, chuyên nghiệp hơn bao giờ hết. Từ những kết quả lập pháp đã đạt được thời gian qua và việc thực hiện nghiêm các yêu cầu nêu trên của Chủ tịch Quốc hội, chắc chắn công tác lập pháp của Quốc hội trong nhiệm kỳ này sẽ ghi thêm những dấu ấn mới.  

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.