Cảm hứng từ rồng trên cổ phục

Các nhà thiết kế đã phỏng dựng và “hồi sinh” hình tượng rồng Việt qua ngàn năm lịch sử trên các sản phẩm lấy cảm hứng từ cổ phục.

Rồng luôn là một biểu tượng thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Dưới thời quân chủ, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền, gắn liền với hình ảnh ông vua, là đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Vì thế, hình ảnh của rồng thường được thể hiện trên trang phục của các bậc đế vương.

Trên những bộ trang phục cung đình triều Nguyễn, còn được lưu giữ khá nguyên vẹn cho đến ngày nay, hình tượng rồng xuất hiện đa dạng về hình thức, kiểu dáng, với những quy định nghiêm ngặt về số lượng, chất liệu và quy cách thể hiện.

Theo tài liệu của Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, y phục nhà vua mặc trong lễ thiết đại triều và các dịp Tết gọi là long bào, thêu hình rồng bay lên (rồng thăng), hai con rồng chầu mặt trời (lưỡng long chầu nhật), điểm xuyết các tầng mây, sóng nước (thủy ba). Trong lễ thiết thường triều, vua Nguyễn mặc hoàng bào, thêu rồng cuộn tròn (viên long) bằng chuỗi ngọc, xen kẽ bát bửu, hoa lá, thủy ba, chữ thọ…

Cảm hứng rồng trên cổ phục -0
Hình tượng rồng trên các cổ phục được phục dựng, giới thiệu tới công chúng

Gần đây, với phong trào nghiên cứu và tìm về cổ phục Việt, nhiều cổ phục đã được phục dựng, giới thiệu tới công chúng. Nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (Coco), nhà sáng lập thương hiệu Vạn Thiên Y, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phục trang cổ cho biết: cổ phục Việt có quy chuẩn về hình tượng rồng. Trang phục của những thời kỳ khác nhau trong lịch sử được đội ngũ Vạn Thiên Y nghiên cứu và phỏng dựng nhằm giới thiệu đến công chúng. Trong đó, hình tượng rồng được thấy rõ nhất trên long bào triều Nguyễn, đại triều phục dành cho vua.

Theo nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga, không chỉ năm rồng, mà với người Việt Nam cũng như người châu Á, hình tượng rồng mang biểu tượng quyền lực, sự may mắn. Và không chỉ trên cổ phục, mà trang phục hiện đại có hình tượng rồng cũng được công chúng quan tâm, ưa chuộng.

Trong xu hướng đó, Vạn Thiên Y đã giới thiệu bộ sưu tập thời trang “Vân long lưu vũ”, sử dụng họa tiết rồng đặc trưng qua các thời kỳ từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn… kết hợp với thẩm mỹ và kỹ thuật hiện đại của thời trang nhưng vẫn gợi ra những nét đẹp của mỹ thuật truyền thống, tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Ví dụ, hình tượng rồng được đưa lên trang phục dạ hội, áo sơ mi… vừa thời trang, vừa ứng dụng, tôn nét đẹp phụ nữ, qua đó lan tỏa hoa văn, giá trị Việt.

Cảm hứng rồng trên cổ phục -1
Bộ sưu tập Vân long lưu vũ” sử dụng họa tiết rồng đặc trưng qua các thời kỳ

Không chỉ cổ phục mà các trang phục lấy cảm hứng từ giá trị xưa, mang sắc màu Việt được đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ đón nhận. Nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga cho rằng, nhắc đến văn hóa, lịch sử, mọi người nghĩ khô khan và chỉ những người hoài cổ hay người lớn tuổi mới quan tâm. Nhưng "như cách chúng tôi làm và cảm thấy, người trẻ lại rất dễ đón nhận. Với nhiệt huyết, năng lượng tuổi trẻ, họ không chỉ tiếp nhận mà họ còn mang hình ảnh, câu chuyện văn hóa lan tỏa mạnh mẽ. Đó cũng là điều đáng mừng cho những người làm trong lĩnh vực văn hóa càng có nhiều động lực, hy vọng hơn trên con đường của mình".

Hơi thở đương đại được đưa vào văn hóa truyền thống thông qua các chương trình nghệ thuật, trang phục... để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và cảm nhận sự đặc sắc của văn hóa Việt Nam thông qua các bộ cổ phục cũng như trang phục ứng dụng dựa trên nền tảng, tinh hoa văn hóa Việt. 

Nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga mong muốn "những giá trị Việt, không chỉ về rồng, không chỉ về thời trang, mà còn liên quan đến câu chuyện gìn giữ và bảo tồn nét xưa, trở thành cầu nối mọi người, chung tay góp sức và quan tâm hơn tới văn hóa nước nhà”.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.