Công cụ đánh giá sự phát triển của nền kinh tế

Các công cụ đo lường

Đo lường hay đánh giá sự phát triển của một quốc gia là hết sức cần thiết, từ đó có thể so sánh, xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện. Để làm được điều này, người ta thường sử dụng các công cụ khác nhau để đo lường mà phổ biến nhất trong nhiều năm vừa qua là chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product (GDP).

Tổng sản phẩm quốc nội ra đời như thế nào?

GDP được hiểu là giá trị cuối cùng của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ số GDP do nhà kinh tế Hoa Kỳ, gốc Nga là Simon Kuznets đề xướng năm 1937 nhằm đo lường khả năng sản xuất của Hoa Kỳ tại thời điểm mà nền kinh tế đang khủng hoảng, những nhà hoạch định chính sách không có đủ thông tin và số liệu thống kê để hiểu được tình hình của đất nước. Do vậy, chỉ số GDP lúc này là cứu cánh để Hoa Kỳ có thông tin cập nhật về tình hình sản xuất của quốc gia hàng năm, từ đó các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Vì vậy, có thể nói rằng sáng kiến của Simon Kuznets là rất hữu dụng. Đến năm 1944, sau hội nghị Bretton Woods đã thành lập 2 định chế tài chính là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chỉ số GDP được coi là công cụ chuẩn để đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia và nó được phổ biến rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Đến năm 1959, Nhà kinh tế học gốc Hoa Kỳ Moses Abramovitz, người đầu tiên cho rằng GDP vẫn chỉ là một phương tiện để đo lường khả năng sản xuất chứ không phải phản ánh sự thịnh vượng của một quốc gia. Hơn nữa, sự tăng trưởng GDP không thể hiện được sự bất bình đẳng trong thu nhập mà ta thường thấy qua hệ số GINI, một vấn đề điển hình mà trong kinh tế phát triển thường sử dụng. Hệ số này càng cao thì lại càng thiếu công bằng dẫn đến xã hội kém phát triển.

Chính vì vậy mà trong những năm qua, nhiều chuyên gia kinh tế mong muốn tìm ra một chỉ tiêu tổng hợp nào đó để không chỉ đo lường năng lực về mặt kinh tế thuần túy mà còn có thể đánh giá được sự tiến bộ hay phát triển của một quốc gia cả về khía cạnh giáo dục, y tế, môi trường và công bằng xã hội dựa trên những nền tảng thể chế, dân chủ và quản trị quốc gia…

HDI thế giới công bố năm 2017
HDI thế giới công bố năm 2017

Chỉ số Phát triển con người có phải lựa chọn thay thế?

Khi con người đã trải qua thời kỳ no đủ thì người ta lại quan tâm đến những yếu tố khác trong đời sống và có thể nói rằng GDP chỉ mình nó không thể hiện hết được điều đó và người ta cần phải có chỉ số khác khả dụng hơn. Đến năm 1990, LHQ công bố Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số này được phát triển bởi nhà kinh tế học người Mỹ, gốc Ấn Độ Amartya Sen. Ông nhận giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 và được biết đến nhiều trong lĩnh vực kinh tế phát triển. Chỉ số HDI là sự kết hợp giữa GDP với hai yếu tố khác là giáo dục và y tế (Giáo dục là dựa vào số liệu tỷ lệ người biết chữ và đi học; Y tế là dựa trên số liệu tuổi thọ trung bình). Cho dù chỉ số này không logic và có thể tính trùng lắp vì thu nhập cao đồng nghĩa với cơ hội biết chữ, đi học nhiều hơn và cũng có khả năng tuổi thọ bình quân cao hơn nhưng nó vẫn được chấp nhận vì dẫu sao cũng mới và thể hiện thêm yếu tố về mặt xã hội so với mỗi GDP. Sự ra đời của HDI được xem là một bước phát triển quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của một quốc gia và vẫn được LHQ sử dụng vì phù hợp với tôn chỉ của mình.

Chỉ số tiến bộ xã hội - chỉ số của kỷ nguyên bền vững?

Sự phát triển của xã hội ngày này khác xa so với thời kỳ ra đời của chỉ số GDP và HDI. Để đo lường sự phát triển của một quốc gia không chỉ dựa vào hay coi trọng các yếu tố như mức độ nghèo đói, bất bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững… mà có thể xem ở một bước tiến quan trọng hơn thông qua các yếu tố như quản trị quốc gia, thể chế, dân chủ, nhân quyền, minh bạch, thịnh vượng, các giá trị và chuẩn mực văn hóa khoan dung… Những vấn đề này vượt ra khỏi khả năng đo lường hay phản ánh của cả GDP và HDI. Do vậy, chỉ số tiến bộ xã hội (SPI) do nhà kinh tế học nổi tiếng, gốc Hoa Kỳ Michael Porter ra đời. Giống như tên gọi của nó, SPI không chỉ là yếu tố đo lường sự thay đổi về mặt kinh tế và xã hội mà nó là sự kết hợp trong việc đo lường sự cải thiện đời sống của con người thông qua sự tham gia và cống hiến của các bên khác nhau nhằm mang lại sự tiến bộ của xã hội. Nói cách khác, SPI là khả năng một xã hội có thể đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của con người, thiết lập các khối để cho phép người dân và cộng đồng nâng cao và duy trì chất lượng cuộc sống của họ, tạo điều kiện cho mọi cá nhân đạt được đầy đủ tiềm năng của mình. Chỉ số SPI được đo lường dựa vào 3 yếu tố để xem xét mức độ mà quốc gia có khả năng hay điều kiện đáp ứng như thế nào, cụ thể: Nhu cầu cơ bản của con người: những nhu cầu này bao gồm thực phẩm; nước; nơi an cư; và an toàn cá nhân; Nền tảng phúc lợi: kiến thức cơ bản; thông tin; sức khỏe và môi trường bền vững; Cơ hội: quyền của cá nhân; tự do cá nhân và lựa chọn; bao dung và hòa hợp; tiếp cận giáo dục bậc cao.

Trong các yếu tố chính này lại được chia thành các tiêu chí nhỏ để tính toán trên thang giá trị từ 0 đến 100. Theo số liệu năm 2017, những quốc gia có chỉ số SPI cao nhất là New Zealand, Australia, Canada, Na Uy, Thụy Điển, Đức, Phần Lan, Vương Quốc Anh, Iceland, Ireland trong số 128 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam không được xếp hạng vì dữ liệu không đầy đủ (Trong số 3 yếu tố đo lường thì Nhu cầu cơ bản của con người xếp thứ 68/128; Nền tảng phúc lợi thông tin chưa đầy đủ; và Cơ hội xếp thứ 98/128). Nhìn chung, với các yếu tố đo lường này kể cả GDP (127/189), HDI (115/188) hay SPI thì Việt Nam đều xếp hạng thấp, ở mức các quốc gia kém phát triển. Điều đáng chú ý là, quốc gia có chỉ số SPI cao đồng thời có chỉ số HDI cao và đương nhiên là GDP cũng cao nhưng lại không đúng với chiều ngược lại. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, GDP của quốc gia này cao hơn quốc gia khác nhưng lại thấp hơn về chỉ số SPI, điều này cũng nói lên rằng sự tiến bộ và phát triển của một quốc gia quan trọng hơn là chỉ tăng thu nhập. Chỉ số tiến bộ xã hội cung cấp cho người dân và các nhà hoạch định chính sách một bức tranh rõ hơn và tổng quan hơn về tình hình phát triển của một quốc gia, từ đó sẽ giúp xã hội có những lựa chọn tốt hơn. Hiện nay, ở các quốc gia châu Mỹ và châu Phi như Brazil, Colombia, Paraguay và Ethiopia… xem SPI như là một yếu tố cơ bản của kế hoạch phát triển quốc gia. Họ đều có nhận thức chung rằng đây là một công cụ quan trọng và cần thiết được sử dụng để biết làm thế nào nhằm đạt được sự tiến bộ xã hội trong một khu vực, quốc gia hay một thành phố.

Chọn chỉ số nào?

Liên quan đến câu chuyện thành công của Việt Nam trong việc lần đầu tiên trong nhiều năm qua Chính phủ đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra theo nghị quyết của Quốc hội, trong các chỉ tiêu đó có thể nói GDP là quan trọng nhất. Điều này là rất đáng mừng và nó thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ bên cạnh phải giải quyết những hậu quả đã tích tụ trong nhiều năm qua. Nhưng đã đến thời điểm, cùng với thế giới chúng ta nên nhìn nhận lại chỉ số GDP và cân nhắc đến việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm.

Như đã đề cập ở trên, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn đều cho rằng muốn phát triển thì phải tăng trưởng kinh tế nhưng tăng trưởng như thế nào, phát triển ra sao và làm thế nào để có thể so sánh, đánh giá được quá trình phát triển của một quốc gia phù hợp với thông lệ chung của quốc tế thì có lẽ việc nghiên cứu và áp dụng chỉ số SPI là cần thiết đối với Việt nam.

Với xu hướng phát triển đó, Quốc hội nên sử dụng chỉ số này như là một thước đo để đánh giá hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Chính phủ hàng năm. Những chỉ số như thế này có lẽ nên là mối quan tâm nhiều hơn của Quốc hội, Chính phủ có thể có nhiều chỉ tiêu khác nhau trong hoạt động điều hành của mình. Sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ nên khác nhau, chứ không chỉ dừng lại ở Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hàng năm. Suy cho cùng, mục tiêu tối thượng của Quốc hội là hướng đến hay mang lại sự tiến bộ của xã hội và tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

 GDP có đo lường hết
các hoạt động của nền kinh tế?

Trong nền kinh tế có một số loại hoạt động mà kết quả không được tính trong GDP. Những hoạt động đó bao gồm:

- Những hoạt động phạm pháp như buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng quốc cấm… Đây là những hoạt động, trong thực tế đem lại những doanh thu rất lớn cho những người tổ chức, nhưng không được tính trong GDP.

- Những hoạt động không đăng ký, không khai báo nhằm mục đích trốn thuế. Các nhà kinh tế gọi đó là những hoạt động kinh tế ngầm.

- Những hoạt động phi thương mại: Đây là những công việc có ích, hợp pháp nhưng vì tự làm nên không có giá cả và không được khai báo, hạch toán vào GDP. Thí dụ rõ nhất về những hoạt động này là công việc của các bà nội trợ: làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nuôi dạy con cái...

Việc tính toán và đo lường GDP tùy theo mục đích tính mà nó có những thiếu sót nhất định. Nếu tính GDP để xác định nền kinh tế đang trong giai đoạn nào của chu kỳ, thì những thiếu sót không đặt ra vấn đề gì quan trọng. Nhưng khi tính GDP để so sánh mức sống giữa các nước, thì với các nước đang phát triển, những hoạt động “kinh tế ngầm”, các hoạt động phi thương mại cũng như những hoạt động không khai báo thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các nước công nghiệp hóa. Do đó, nếu để so sánh mức sống dân cư của hai nhóm nước này mà chỉ dựa vào GDP sẽ không phản ánh đúng thực chất.

Nếu tính GDP để so sánh mức sống của dân cư trong nước giữa các thời kỳ khác nhau, thì những thiếu sót cũng đặt ra vấn đề lớn. Nếu mức sống tùy thuộc vào giá trị sản lượng thì đồng thời cũng tùy  thuộc vào nhiều yếu tố khác như giáo dục, y tế, an ninh, điều kiện nhà ở… Như vậy để đánh giá mức sống thì phải sử dụng một tập hợp các chỉ tiêu gồm nhiều yếu tố hơn là chỉ căn cứ vào GDP.

Quỳnh Vũ

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.