Một tách cà phê cung cấp vitamin B, folate, mangan, kali… Nhưng cà phê còn được nhiều người biết đến nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao.
Cà phê cũng là thức uống có lợi cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, hạn chế bệnh gan, tăng cường trao đổi chất… Những công dụng này có được nếu bạn uống cà phê đúng cách và hợp lý.
Dưới đây là một vài lời khuyên để uống cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Không dùng caffeine sau 2 giờ chiều
Cà phê là một trong những nguồn caffeine tự nhiên phong phú nhất trong chế độ ăn uống. Caffeine là một chất kích thích, mang lại cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào và giúp bạn tỉnh táo khi cảm thấy mệt mỏi.
Nhưng nếu bạn uống cà phê vào cuối ngày, nó có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Giấc ngủ kém có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Vì lý do này, điều quan trọng là không uống cà phê vào cuối ngày. Hãy chọn loại không chứa caffein hoặc thay vào đó hãy chọn một tách trà bởi trà chứa ít caffeine hơn cà phê.
Không thêm đường vào cà phê
Mặc dù bản thân cà phê có lợi cho sức khỏe nhưng bạn có thể dễ dàng biến nó thành thứ có hại nếu thêm nhiều đường vào kèm.
Đường bổ sung được cho là một trong những thành phần có hại nhất trong chế độ ăn uống hiện đại do lượng đường fructose cao có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như béo phì và tiểu đường
Nếu bạn không thể uống cà phê mà thiếu chất làm ngọt trong cà phê, hãy sử dụng chất làm ngọt tự nhiên một cách vừa phải như một liệu pháp thay thế.
Chọn thương hiệu chất lượng, tốt nhất là cà phê hữu cơ
Chất lượng cà phê có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào phương pháp chế biến và cách trồng hạt cà phê.
Hạt cà phê có xu hướng được phun thuốc trừ sâu và các hóa chất khác. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về hàm lượng thuốc trừ sâu trong cà phê, hãy cân nhắc sử dụng hạt cà phê hữu cơ.
Tránh uống quá nhiều
Mặc dù uống cà phê vừa phải có lợi cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều có thể làm giảm lợi ích và còn gây hại. Uống quá nhiều caffeine có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi khác nhau, tùy vào mức độ nhạy cảm của mỗi người.
Nói chung, Bộ Y tế Canada khuyến nghị không vượt quá 2,5 mg cà phê trên mỗi kg trọng lượng cơ thể trong một ngày.
Một tách cà phê trung bình có thể chứa khoảng 95 mg caffeine, như vậy một người nặng 80 kg được khuyến nghị nên uống khoảng hai tách cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng caffeine cao hơn, từ 400–600 mg mỗi ngày (khoảng 4–6 cốc) không gây ra tác dụng phụ bất lợi nào ở hầu hết mọi người.
Hãy tiêu thụ cà phê một cách hợp lý, tránh lạm dụng quá mức cho phép của cơ thể.
Thêm một ít quế vào cà phê
Quế là một loại gia vị thơm ngon, có thể hòa quyện với hương vị của cà phê. Quế có thể làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol và chất béo trung tính ở bệnh nhân tiểu đường.
Tránh các loại kem nhân tạo
Các loại kem nhân tạo và ít béo có thể chứa những thành phần không tốt, trong khi thực phẩm nguyên chất, tự nhiên thường là lựa chọn tốt hơn.
Thay vì dùng kem không chứa sữa, có thể bổ sung thêm một số loại kem tươi từ sữa bò vào cà phê của bạn. Các sản phẩm từ sữa bò có chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, vitamin K giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Pha cà phê bằng giấy lọc
Cà phê có chứa cafestol, một loại diterpene có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Tuy nhiên, việc giảm mức độ của nó rất đơn giản, chỉ cần sử dụng giấy lọc.
Pha cà phê bằng giấy lọc có hiệu quả trong việc làm giảm lượng cafestol nhưng vẫn giữ được lượng caffeine và chất chống oxy hóa có lợi.