Quảng Ninh xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Điểm sáng Bình Liêu

Tại huyện biên giới Bình Liêu, thời gian qua, từ nguồn ngân sách tỉnh, địa phương và các nguồn lực xã hội hóa, địa phương đã ưu tiên, tập trung triển khai các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ trên địa bàn huyện. Từ năm 2020 đến nay, địa phương đã hoàn thành hệ thống các công trình giao thông kết nối tới tất cả các thôn, bản của huyện với tổng chiều dài hơn 250km, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong quá trình khám phá du lịch Bình Liêu.

Trong năm 2024, huyện tập trung triển khai các dự án thuộc Đề án Cải tạo, nâng cấp giao thông nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, có một số dự án liên quan trực tiếp đến các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện. Nổi bật là dự án Cải tạo, nâng cấp đường nối QL18C đến khu danh thắng ruộng bậc thang xã Lục Hồn với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 8.2025. Theo đó, tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 8,73km, bề rộng mặt đường từ 5,5 - 6m. Điểm đầu tuyến đấu nối với đường Quốc lộ 18C tại Km34+60 (khu vực Bản Pạt, xã Lục Hồn) và điểm cuối tuyến đấu nối với tuyến đường liên xã Lục Hồn - Đồng Tâm - Hoành Mô tại Km3+246 (khu vực thôn Ngàn Vàng dưới).

1111.jpg
Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu. Ảnh: Duy Khoa

Lãnh đạo huyện Bình Liêu cho biết, việc đầu tư hạ tầng giao thông vào các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện được đẩy mạnh nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án theo danh mục khuyến khích, như: Dự án tôn tạo, tu bổ, phát huy giá trị di tích - danh lam thắng cảnh thác Khe Vằn; bản văn hóa người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng; khu rừng Sở (xã Đồng Tâm)… Song song đó, huyện cũng đầu tư hoàn chỉnh hệ thống biển báo chỉ dẫn, biển cảnh báo, biển thông tin dọc các tuyến giao thông dẫn vào các điểm du lịch nhằm bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan du lịch.

Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng khởi sắc

Không chỉ riêng với Bình Liêu, trong định hướng phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, hải đảo Quảng Ninh, đầu tư đồng bộ về hạ tầng được xác định là tiền đề, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Với quan điểm đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới được tỉnh ưu tiên dành nguồn lực lớn từ ngân sách.

UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Đề án và các chương trình, kế hoạch; trong đó, giao các địa phương tập trung triển khai thực hiện 414 dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu do ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư. Toàn tỉnh đã hoàn thành 13/15 dự án giao thông động lực, kết nối vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo bằng nguồn vốn Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; tiếp tục đẩy mạnh các dự án giao thông thực hiện qua Đề án tổng thể phát triển giao thông nông thôn…

Bên cạnh đó, các đoàn thể, đơn vị, địa phương chủ động huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư, hoàn thiện hạ tầng giao thông ở xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường ô tô rộng đẹp; 100% các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản được bê tông hóa theo tiêu chí NTM.

Việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vùng DTTS và miền núi đã giúp đời sống người dân ngày càng khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 7 địa phương đặc trưng vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh ở mức khá. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt mức cao so với vùng DTTS của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh và bền vững.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.