Quảng Ninh xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Phát huy vai trò chủ thể của người dân

Thời gian qua, các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà… đều đã nhận diện và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS cùng các giá trị thiên nhiên tươi đẹp vùng miền núi, biên giới để xây dựng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc, thu hút du khách khám phá, trải nghiệm. Trong đó, vai trò chủ thể của người dân không ngừng được phát huy. Không chỉ là người sáng tạo, thực hành, biểu diễn, bảo tồn văn hóa mà chính đồng bào DTTS đang từng bước lan tỏa, đưa nét đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình để phát triển du lịch.

Theo đó, Nhân dân các dân tộc ở khắp các địa phương đã tích cực, chủ động thực hiện tốt các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; tham gia các mô hình CLB múa, hát dân ca truyền thống, dạy nghề may thêu trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ; phát triển các mô hình du lịch cộng đồng… Vào các dịp lễ hội, ngày hội văn hóa - thể thao Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, đồng bào DTTS cũng chính là lực lượng chính tham gia tái hiện các nghi lễ truyền thống, biểu diễn văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian. Đặc biệt, từ đây, nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người DTTS đã được phát triển trở thành sản phẩm du lịch riêng có của Quảng Ninh, được du khách yêu thích phải kể đến như bóng đá nữ người Sán Chỉ ở Bình Liêu, Tiên Yên.

dong-bao-dan-toc-dao-xa-hai-son-tp-mong-cai-gioi-thieu-nhung-net-dep-van-hoa-truyen-thong-den-du-khach-tai-le-hoi-hoa-sim-bien-gioi-2024.jpg
Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024. Ảnh: Q.M.G

Góp công trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc phải kể đến vai trò của các nghệ nhân ưu tú người DTTS. Không chỉ dành tình yêu, niềm tự hào cho văn hóa truyền thống, những nghệ nhân đã, đang từng ngày vun đắp, trao truyền cho thế hệ trẻ để đến nay nhiều giá trị văn hóa phi vật thể được đánh giá, công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, quốc tế. Nổi bật, là Nghi lễ Then của người Tày ở Quảng Ninh mà Bình Liêu là đại diện tiêu biểu đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia từ năm 2013. Năm 2019, Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (trong đó, có người Tày ở Quảng Ninh) chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...

Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng

Ngày 21.6.2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 161/KH-UBND về thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, giai đoạn 2023-2025. Đó là làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (Móng Cái), làng người Tày ở thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn và làng người Sán Chỉ ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động (Bình Liêu), làng người Sán Dìu ở thôn Vòng Tre, xã Bình Dân (Vân Đồn). Sau hơn 1 năm triển khai kế hoạch, các địa phương đã tích cực khôi phục, bảo tồn nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc của đồng bào DTTS.

Với mục đích khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, ngày 10.5.2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc triển khai Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (triển khai năm 2024 - 2025).

Trong 2 năm 2024 - 2025, Quảng Ninh sẽ triển khai 15 nhiệm vụ, trọng tâm như: khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; tổ chức bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận. Cùng với đó, hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.

"Viên ngọc quý" trong thành phố sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

"Viên ngọc quý" trong thành phố sáng tạo

Hà Nội tự hào sở hữu những kiến trúc cổ kính, là minh chứng sống động cho lịch sử hào hùng của Thủ đô. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố sáng tạo.

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.