Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên

Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra từ ngày 11 – 12.3.2017 và cũng là thời điểm ghi nhận gần 4 năm nỗ lực thực hiện Bản ghi nhớ ngày 12.4.2013 về việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách giữa Ban chỉ đạo Tây Nguyên với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Đây được coi là một trợ lực giúp NHCSXH thực thi hiệu quả hơn Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên được khởi động từ đầu năm 2012. Để rồi hôm nay nhìn lại nguồn vốn tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội thăm mô hình vay vốn ưu đãi của vợ chồng anh chị Y Dôi Byă và H’Trưk Bkrông
Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội thăm mô hình vay vốn ưu đãi của vợ chồng anh chị Y Dôi Byă và H’Trưk Bkrông

Từ việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng…

Còn nhớ thời điểm trước khi xây dựng Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại vùng Tây Nguyên là 11.394 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 11% dư nợ của toàn quốc), trong khi đó nợ quá hạn gần 175 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,54%, cao hơn bình quân chung toàn quốc. Điển hình một số đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao trong vùng Tây Nguyên, như: Kon Tum 2,61%, 4 huyện miền núi của Bình Phước thuộc vùng Tây Nguyên 2,9%, 3 huyện miền núi của Phú Yên 2,3%... Mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiều nơi còn yếu kém, hoạt động không hiệu quả, nợ quá hạn cao, lãi tồn đọng lớn.

Chính vì vậy, việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách đã bắt đấu từ việc tập trung kiểm tra, rà soát, phân loại các xã, huyện có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% để lập Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đối với chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 2%, Tổng Giám đốc đã chỉ đạo xây dựng Đề án củng cố và chịu sự kiểm soát riêng của Ban chỉ đạo NHCSXH Trung ương. Đồng thời, giao Giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện rà soát, phân tích chất lượng nợ và tổ chức xây dựng Đề án củng cố đối với những huyện, những xã có nợ quá hạn trên 2%.

Các chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể cấp xã rà soát, sắp xếp lại các Tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng liền canh liền cư, kiện toàn Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn yếu kém, bầu chọn những người có uy tín và nhiệt tình làm Tổ trưởng, nâng cao hơn chất lượng sinh hoạt Tổ. Do vậy, hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn đã dần dần đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng. Khách hàng vay vốn đã có chuyển biến tích cực về ý thức có vay, có trả, chấp hành tốt quy định nộp tiền lãi, gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng và trả nợ vay khi đến hạn.

Chất lượng tín dụng thay đổi căn bản

Những bước chuyển này đã góp phần đưa chất lượng tín dụng chính sách vùng Tây Nguyên thay đổi căn bản. Tính đến cuối năm 2016, nợ xấu đã giảm đi một nửa chỉ còn 75 tỷ đồng, chiếm 0,39% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn 44,6 tỷ đồng (chiếm 0,23% tổng dư nợ), nợ khoanh 30,5 tỷ đồng (chiếm 0,16% tổng dư nợ), thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc. Đây là thành công nổi bật trong việc thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tại Tây Nguyên.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng tín dụng chính sách trong vùng đó là sự vào cuộc đầy quyết tâm của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, đã cùng NHCSXH thường xuyên theo dõi, bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và tình hình thực tế trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá, phối hợp với NHCSXH giải quyết khó khăn, vướng mắc; đồng thời, tham mưu, đề xuất, kiến nghị Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cho người nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, như: chính sách cho vay người lao động của huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo,... và tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi để giúp họ vươn lên thoát nghèo.

Những bước chuyển trong tín dụng Tây Nguyên có thêm lực đẩy mới từ việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14.3.2016 của Thủ tướng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đến nay, các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện xuyên suốt tới cấp cơ sở. Quan trọng hơn là đã tạo được sự đồng thuận, quan tâm vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với tín dụng chính sách, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp đã nâng cao trách nhiệm trong việc thực thi, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội; quan tâm bố trí nguồn ngân sách để ủy thác cho NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo sự ổn định cho hoạt động tại các Điểm giao dịch xã... Chất lượng tín dụng chính sách trong vùng, với nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã ngày một nâng cao và phát huy hiệu quả thiết thực.

Đồng vốn chính sách đã giúp bà con có cuộc sống ấm no

Có thể nói, những hiệu ứng từ việc thực thi Đề án và Bản ghi nhớ ngày càng lan toả trong đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Hơn 500 gốc cà phê hiện đã trổ hoa trắng muốt của gia đình vợ chồng Y Dôi Byă và H’Trưk Bkrông ở buôn Buôr, xã Hòa Xuân, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang góp thêm hương sắc cho bức tranh Tây Nguyên tháng 3 cũng như Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017. Quan trọng hơn, từ năm nay, gia đình anh sẽ có thêm một nguồn thu để sớm bước qua diện hộ mới thoát nghèo.

Vợ chồng Y Dôi Byă và H’Trưk Bkrông cũng vừa mới dựng xong căn nhà mới và ngầm tính sẽ phát triển thêm chăn nuôi bên cạnh 3 còn bò đã có từ nguồn vốn chính sách. Nhìn gia cảnh ấy, ít ai nghĩ rằng năm 2012, đôi vợ chồng trẻ Y Dôi Byă và H’Trưk Bkrông vẫn là hộ nghèo và cái nghèo ấy chỉ mới cách đây vài ba năm chịu khó làm ăn, chăn nuôi từ nguồn vốn vay NHCSXH. Tháng 11.2015 từ nguồn vốn vay hộ mới thoát nghèo 30 triệu đồng, gia đình anh, chị đầu tư chăm sóc thêm 5 sào cà phê. Ngoài việc chăm sóc cà phê, chăn nuôi, sản xuất, hàng ngày vợ chồng anh chị đi làm công thuê, nên kinh tế mỗi ngày cũng dần ổn định.

Gần 10 năm là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, bà Nguyễn Thị Đào càng thấm những hiệu quả mà đồng vốn tín dụng chính sách mang lại. Nhất là ở buôn Hring, người dân theo đạo công giáo hiền lành chất phát, nhưng khổ cái nhiều con, nên cái nghèo, cái đói sẽ khó qua nếu không có nguồn vốn tín dụng chính sách. Cả thôn có 58 hộ thì hiện còn 52 hộ vay vốn. Nguồn vốn tín dụng cùng những hỗ trợ người dân trong trồng trọt chăn nuôi đang dần thay đổi ý thức của các hộ, thay vì chỉ làm đủ ăn thì đã tính tới chuyện tích luỹ, phát triển kinh tế hàng hoá. Cái nghèo vì thế dù không dễ thoát qua ngày một, ngày hai, nhưng sự kiên trì bền bỉ của chính những người dân cùng sự hỗ trợ vốn kịp thời của NHCSXH đã giúp người dân thoát nghèo bền vững. Bà Đào phân tích, nếu như vay vốn các Ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng khác, người nghèo dù có tài sản thế chấp vẫn phải mất rất nhiều chi phí để hoàn tất hồ sơ tín dụng trước khi đến ngân hàng, nhưng với NHCSXH người nghèo không phải mất bất cứ chi phí gì. Điều đó cũng giúp người nghèo tiết kiệm thêm một khoản trong quá trình vay vốn sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy mà trong năm 2016, Tổ của bà đã có tới 6 hộ thoát nghèo bền vững từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH.

Nguồn vốn ưu đãi đã giúp đồng bào dân tộc trong vùng Tây Nguyên có được cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn
Nguồn vốn ưu đãi đã giúp đồng bào dân tộc trong vùng Tây Nguyên có được cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn

Đơn cử như hộ H Duyên. Gia đình có tới 6 đứa con, giờ cháu lớn cũng đã 16 tuổi nhưng quay về thời điểm là hộ nghèo năm 2008 cả gia đình có 8 miệng ăn chỉ trông vào 2 nhân công, thế nên việc được tiếp cận 2 đợt vay của NHCSXH đã giúp chị có nguồn vốn nuôi heo, mở rộng diện tích đất canh tác trồng cà phê. Không chỉ bước ra khỏi danh sách hộ nghèo năm 2016, chị được Tổ trưởng Nguyễn Thị Đào nhìn nhận là hộ có thu nhập ổn định nhất buôn với cả trăm triệu đồng từ cây hồ tiêu và cà phê. Cái bụng đủ no, manh áo đủ ấm cũng là điều kiện để 6 đứa con của H Duyên đều được cắp sách đến trường, học hành đầy đủ.

Bà con vẫn cần lắm những đồng vốn chính sách

Tổng doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên từ khi NHCSXH đi vào hoạt động đến hết năm 2016 là 42.353 tỷ đồng, với 2.891.297 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến hết năm 2016 đạt 18.769 tỷ đồng, tăng 6.375 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 11,92% tổng dư nợ trong toàn hệ thống, với 926.618 khách hàng còn dư nợ. Là 1 trong 3 khu vực NHCSXH tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng hằng năm tại khu vực Tây Nguyên là 12,7%, so với tăng trưởng dư nợ bình quân chung toàn quốc là 10,4%.

Cùng với chất lượng tín dụng chính sách, vốn tín dụng chính sách đầu tư tại Tây Nguyên trong thời gian qua đã góp phần giúp 407.157 hộ thoát nghèo; tạo điều kiện cho hơn 276.509 học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn đến trường; tạo việc làm cho 189.976 lao động; xây dựng, cải tạo 66.704 nhà ở cho hộ nghèo; xây dựng 636.903 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn; giúp cho 5.074 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Những kết quả này góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo của khu vực theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 giảm từ 18,92% (năm 2011) xuống còn 8,5%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 18%.

Kết quả là vậy, song khảo sát nhu cầu của người dân cho thấy, nhu cầu của người nghèo còn rất lớn trong khi nguồn lực Nhà nước còn có hạn; chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn chưa đồng đều; một vài nơi cấp ủy, chính quyền cơ sở còn thiếu quyết liệt trong công tác xử lý, thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng và nợ bị chiếm dụng. Chưa kể hiệu quả của nguồn vốn chưa phát tối đa khi vấn đề yếu nhất hiện nay là sự gắn kết giữa hoạt động tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm làm ăn của các cơ quan chính quyền (cơ quan khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư,... của huyện, của xã) của hội, đoàn thể với hoạt động cho vay của NHCSXH, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.

Trong giai đoạn tới Tây Nguyên vẫn được xác định là 1 trong 3 khu vực trọng điểm cần phải tập trung vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách với mục tiêu dự kiến tăng trưởng dư nợ hằng năm khoảng 10% - 12%, 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các dịch vụ khác do NHCSXH cung cấp.

Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đầu tư tư nhân phát triển sẽ giúp cải thiện chất lượng thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đầu tư tư nhân tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, qua đó tạo ra các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn. Và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.