Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Giải ngân thấp có nguyên nhân từ thể chế

Tham gia giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các công cụ để thực hiện chính sách tài khóa cơ bản là thuế, thu ngân sách, nợ và chi ngân sách, kết hợp chính sách tài khóa với tiền tệ.

Về thu ngân sách, Bộ tiếp tục đề nghị Chính phủ, Quốc hội thực hiện chính sách thuế như năm 2021. Ví dụ giãn, hoãn thuế như năm 2021 (giãn hoãn đến 31/12 khoảng 115.000 tỷ đồng); giảm 30 loại phí; giảm giá xăng dầu, thuế của hàng không 50% (trước đây giảm 30%); miễn, giảm 30% thuế VAT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế của hộ sản xuất kinh doanh, miễn phạt tiền chậm nộp...

Bộ sẽ tập trung thu trên nền tảng số và sàn thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử để tránh hóa đơn giả, hoàn thuế trục lợi, trốn thuế... và khoản thu trong chuyển nhượng bất động sản, chống chuyển giá, trốn thuế.

Nếu tính GDP cũ, năm 2021 nợ công 56,8%, vượt ngưỡng cảnh báo 55%, đây là vấn đề cần cân nhắc. Dư nợ Chính phủ 51,5% theo GDP cũ, 40,5% theo GDP đánh giá lại; nợ công 3,75 triệu tỷ, nợ Chính phủ 3,397 triệu tỷ. Bộ trưởng ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế, nhưng các gói này phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách. Tăng bội chi ngân sách 2022, 2023 nhưng giảm các năm tiếp theo và làm nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình Ảnh: Quang Khánh
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình

Ảnh: Quang Khánh 

Về thực hiện các gói kích cầu, theo Bộ trưởng, nếu bỏ ra mỗi năm 20.000 tỷ, hai năm 2022-2023 là 40.000 tỷ, thì với lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp khoảng 4% thì huy động được khoảng 1 triệu tỷ bỏ vào nền kinh tế. Khoản này không làm tăng bội chi ngân sách, cũng không làm tăng nợ công vì nguồn này được lấy trong nguồn đầu tư chưa phân bổ 2021-2025.

Bộ Tài chính tính toán một số gói như phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái bằng ngoại tệ để huy động tiền trong dân, dự tính huy động khoảng 180.000 tỷ đồng. Như vậy mỗi năm tăng bội chi ngân sách 1%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng băn khoăn khi có tiền rồi, nền kinh tế có hấp thụ được không và vào lĩnh vực nào. Tiền phải đổ vào các dự án đầu tư công để dẫn dắt đầu tư, tạo nên đột phá lớn để tăng trưởng. "Phải lập dự án trong điều kiện đặc biệt mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu", Bộ trưởng nói.

Cùng với đó, chính sách tài khóa và tiền tệ được thực hiện đồng bộ, như vay giải quyết việc làm, làm nhà ở xã hội, các vấn đề mang tính chất hỗ trợ thì tập trung vào ngân hàng chính sách xã hội. Nhưng vay để các doanh nghiệp tập trung phát triển thì thông qua kênh của ngân hàng thương mại, huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Về công cụ chi ngân sách, Bộ trưởng cho biết, tiết kiệm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển phải có hiệu quả, nếu không sẽ sắp xếp lại, lấy dự án để đưa vào dự án khác hiệu quả hơn. Trong dự toán phân bổ ngân sách dự toán phân bổ cho các tỉnh, bộ ngành, Bộ Tài chính đã cắt giảm 10% so với định mức Thường vụ Quốc hội ban hành, trong quá trình điều hành tiếp tục cắt giảm khoảng 10% nữa. Tiết kiệm 50% chi tiếp khách, công tác phí trong nước và ngoài nước. Như vậy sẽ tiết kiệm một số khoản chi để tập trung đầu tư và chống dịch.

Về giải ngân đầu tư công thấp, Bộ trưởng Tài chính cho rằng có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng có nguyên nhân từ thể ch". Cụ thể, nghị định 59 quy định các công trình loại A thì các bộ ngành chuyên ngành phê duyệt, nên các tỉnh phải đưa hồ sơ lên Bộ ngành để phê duyệt thiết kế cơ sở. Việc này cũng chậm nên khó khăn. Cạnh đó, giải phóng mặt bằng, lập dự án để xác định nguồn vốn cũng khó khăn, trong khi phân bổ vốn thì chậm.

Về gói đầu tư 2 tỷ USD cho đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Tài chính cho biết khoản này do Ngân hàng thế giới cam kết với Chính phủ Việt Nam. Số tiền này không phải ngân sách vay để thực hiện bù bội chi ngân sách mà cho vay để đầu tư dự án. Muốn đầu tư dự án thì phải có quy hoạch được phê duyệt. Khi đó, mới lập được dự án, mới tiếp cận được khoản vay, từ đó mới ký được hiệp định. "Bây giờ phải lập dự án trong tình trạng khẩn cấp, báo cáo cấp có thẩm quyền, khi đó sẽ giải ngân được sớm", Bộ trưởng nói.

Đối với chính sách thuế trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị Chính phủ, Quốc hội thực hiện chính sách thuế như năm 2021, ví dụ giảm, giãn, hoãn thuế. Giảm, giãn, hoãn thuế đến hết năm 2021 là 115.000 tỷ đồng; giảm 30 loại phí; giảm thuế xăng dầu trong hàng không là 50% năm 2022 (2021 là giảm 30%); chính sách miễn giảm thuế như: 30% thuế giá trị gia tăng (VAT); 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); 50% thuế của các hộ sản xuất kinh doanh, miễn tiền chậm nộp đối với đơn vị kinh doanh thua lỗ, khó khăn.

Đồng thời Bộ Tài chính sẽ tập trung thu trên nền tảng số, sàn thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử để tránh hóa đơn giả, hoàn thuế trục lợi, trốn thuế; thu thuế trong bất động sản, chuyển nhượng bất động sản; chống chuyển giá trốn thuế.

Kỳ họp Quốc hội

Cần khả thi, có trọng tâm, tránh dàn trải
Chính trị

Cần khả thi, có trọng tâm, tránh dàn trải

Sáng 26.5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Bố trí nguồn cho phòng, chống dịch năm 2022 là cần thiết
Thời sự Quốc hội

Bố trí nguồn cho phòng, chống dịch năm 2022 là cần thiết

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, chiều nay, 7.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.

Bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và thời hạn giải ngân số vốn điều chỉnh tăng dự toán
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và thời hạn giải ngân số vốn điều chỉnh tăng dự toán

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.1, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế
Thời sự Quốc hội

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Để bảo đảm công tác đấu thầu được công khai, minh bạch, đạt hiệu quả tránh các sai sót, vi phạm không đáng có như đã xảy ra vừa qua, nhưng vẫn đảm bảo được thuốc, hóa chất thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, tại phiên họp toàn thể sáng nay, 15.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế. 

Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Sáng 15.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với 470/475 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành.

Cần quy định riêng các biện pháp ứng phó, khắc phục thảm họa và sự cố
Thời sự Quốc hội

Cần quy định riêng các biện pháp ứng phó, khắc phục thảm họa và sự cố

Thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội kiến nghị, các quy định về biện pháp ứng phó, khắc phục thảm họa và sự cố cần quy định riêng do tính chất, mức độ và hậu quả khác nhau; bên cạnh đó cần làm rõ hơn về thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện.

Làm rõ hơn các lĩnh vực đầu tư
Thời sự Quốc hội

Làm rõ hơn các lĩnh vực đầu tư

Cơ bản nhất trí với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát kỹ và cụ thể hơn nữa các lĩnh vực đầu tư; nếu có thu hút ngành sản xuất, chế biến cà phê phải kèm theo điều kiện về công nghệ, độ lớn, nguồn vốn đầu tư và tính mới của sản phẩm để bảo đảm công bằng với các tỉnh trong khu vực.

Cần mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe
Thời sự Quốc hội

Cần mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe

Thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, các đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe, nghiên cứu điều chỉnh theo hướng chủ thể có quyền, nghĩa vụ là người đang sở hữu biển số trúng đấu giá.

Tạo thuận lợi cho công dân trong việc xin thị thực, nhập cảnh và làm các thủ tục liên quan
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho công dân trong việc xin thị thực, nhập cảnh và làm các thủ tục liên quan

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 7.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.

Rành mạch trách nhiệm, đúng trọng tâm
Diễn đàn Quốc hội

Rành mạch trách nhiệm, đúng trọng tâm

"Tuy lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, nhưng với kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, điều hành trong thời gian qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã nắm rõ tình hình, thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách, trả lời đầy đủ, bao quát và đề xuất được một số giải pháp cho thời gian tới".

Dân chủ, trí tuệ, sôi nổi, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri
Thời sự Quốc hội

Dân chủ, trí tuệ, sôi nổi, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri

Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ, sôi nổi, chiều nay, Quốc hội đã kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư. Kết luận phiên họp quan trọng này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội thể hiện vai trò, trách nhiệm, quyền giám sát của Quốc hội, đồng thời, cũng là sự chia sẻ, đồng hành trong quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, tìm ra các giải pháp, các quyết sách phù hợp, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri và Nhân dân cả nước.

Tinh thần đại đoàn kết dân tộc giúp biến nguy thành cơ khi gặp khó khăn
Thời sự Quốc hội

Tinh thần đại đoàn kết dân tộc giúp biến nguy thành cơ khi gặp khó khăn

Trả lời chất vấn của ĐBQH về các bài học rút ra trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid -19 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dù chưa dành thời gian tổng kết quá trình vừa qua, song có thể thấy tinh thần đại đoàn kết dân tộc là một thành tố quan trọng. Trên cơ sở lời kêu gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc ta đã được phát huy mạnh mẽ, giúp chúng ta biến nguy thành cơ khi gặp khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong mọi tình huống
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong mọi tình huống

Trong phiên chất vấn chiều nay của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã báo cáo làm rõ hơn nhiều vấn đề nóng, nổi cộm trong công tác quản lý, điều hành hiện đang được cử tri và Nhân dân quan tâm như: công tác điều hành giá và bảo đảm nguồn cung xăng dầu; giải ngân đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...