Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Để bảo đảm công tác đấu thầu được công khai, minh bạch, đạt hiệu quả tránh các sai sót, vi phạm không đáng có như đã xảy ra vừa qua, nhưng vẫn đảm bảo được thuốc, hóa chất thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, tại phiên họp toàn thể sáng nay, 15.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế. 

Đấu thầu chỉ là phương tiện, không phải mục đích

Các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu, vì kể từ khi ban hành lần đầu tiên đến nay, luật hiện hành đã có 5 lần sửa đổi, bổ sung nhưng đều sửa đổi mang tính chất nhỏ lẻ. Trong khi đó, từ thực tiễn hoạt động, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Đấu thầu hiện hành đã bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết trên thực tế, đòi hỏi phải được sửa đổi toàn diện. Các đại biểu Quốc hội cũng nhất trí cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật trong bối cảnh hiện nay sẽ hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm bằng vốn, tài sản nhà nước.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế -2
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đấu thầu chỉ là một phương tiện, không phải là mục đích. Mục đích của đấu thầu là để có những sản phẩm chất lượng và kiểm soát được giá cả. "Chúng ta có thể chấp nhận chuyện thực hiện quy trình, thủ tục đấu thầu chậm lại để góp phần ngăn ngừa tiêu cực. Nhưng, một số nhóm mặt hàng đặc biệt, nhất là trong lĩnh vực y tế, việc cứu chữa người bệnh, ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người dân thì không thể chậm được", đại biểu nói. 

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) có nhiều thay đổi so với luật hiện hành (thêm mới 21 điều, sửa đổi 75 điều; bãi bỏ 12 điều), đặc biệt tại khoản 3 Điều 1 bổ sung quy định về các hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Đánh giá cao sự thay đổi này, song ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) nhận thấy, vẫn còn những hoạt động khác không thuộc khoản 3, Điều 1 nhưng cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật như hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê tài sản công; bệnh viện, tổ chức sự nghiệp thực hiện các hoạt động bán thuốc trong nhà thuốc của bệnh viện công, các dịch vụ phi y tế... Tại khoản 32 Điều 4 quy định phạm vi điều chỉnh cũng có nhiều hoạt động liên quan đến khái niệm “vốn nhà nước”. Do vậy, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị, cần tiếp tục rà soát kỹ các nội dung này, đồng thời, cần làm rõ khái niệm “vốn nhà nước” bảo đảm đầy đủ, bao quát và thống nhất với quy định tại các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cũng như xác định các đơn vị sự nghiệp tự chủ thì chịu tác động và áp dụng như thế nào.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế -0
Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm trên, ĐBQH Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) cho rằng, Chính phủ cần cung cấp đầy đủ, tổng thể hơn về số liệu để chứng minh cho những lập luận, quan điểm, làm nổi bật hơn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc của luật hiện hành, làm căn cứ vững chắc cho việc sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu. Tại dự án Luật đã dành Chương V để quy định đối với đấu thầu tập trung, mua thuốc, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gồm các điều từ Điều 51-55; tuy nhiên khoản 2 Điều 53 dự thảo Luật quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá nhưng tại Chương II về hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư) không có quy định về lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá. Đại biểu đề nghị, Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định tại Chương II và quy định rõ nguyên tắc đàm phán giá, bổ sung hành vi nghiêm cấm trong đàm phán giá, trách nhiệm của các chủ thể liên quan thực hiện đàm phán giá, quy trình đàm phán giá vào dự thảo Luật.

Quy định về đấu thầu y tế chưa đủ

Tại Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 tại Mục 3 Chương V quy định về mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên, mua thuốc, vật tư y tế; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công. Nhưng một số đại biểu Quốc hội nhận thấy, tại dự thảo Luật không có quy định mua hóa chất, vật tư y tế sẽ thực hiện như thế nào.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế -1
Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ngoài ra, dù tại Chương II quy định hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đã có những quy định khi lựa chọn thuốc, hóa chất, phương tiện, vật tư, trang thiết bị…. phục vụ phòng, chống dịch và cấp cứu người bệnh... thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, phải quy định rõ trường hợp cấp bách trong y tế thì do cơ quan nào xác định vì có nhưng trường hợp là cấp bách của đơn vị này nhưng không phải cấp bách của đơn vị khác. Và, quy định rõ Hội đồng chuyên môn thuộc các bệnh viện có được quyền xác định trường hợp cấp bách để kịp thời mua sắm ngay lập tức phục vụ điều trị cho bệnh nhân như thuốc chuyên biệt hay vật tư thay thế được sử dụng tại các bệnh viện tuyến cuối hay không; hoặc các bệnh viện hạng đặc biệt có được phép mua sắm trang thiết bị y tế đặc thù theo hãng sản xuất phù hợp với nhu cầu điều trị và thiết bị đã có và đang sử dụng cho người bệnh hay không?

Để bảo đảm công tác đấu thầu được công khai minh bạch, đạt hiệu quả, tránh các sai sót, vi phạm không đáng có như đã xảy ra vừa qua nhưng vẫn đảm bảo được thuốc, hóa chất thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị, cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế với một số nội dung cụ thể về: mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế hay thế, hóa chất sinh phẩm; các dịch vụ phi tư vấn: bảo trì sửa chữa, thay thế linh kiện; thay thế trang thiết bị y tế, thuê trang thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị; các dịch vụ phi y tế… Đồng thời, cần quy định chi tiết hình thức chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn.

Dù dự thảo Luật đã dành một chương quy định cho mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên thuốc, vật tư y tế, song đại biểu Phạm Khánh Phong Lan lưu ý, quy định này chưa đủ, cần được rà soát, nghiên cứu bổ sung. Theo đó, cần xem xét để đa dạng hóa các phương thức để có được hàng hóa, dịch vụ, có được thuốc cho người bệnh chứ không chỉ chăm chăm thực hiện quy trình đấu thầu vừa tốn thời gian, công sức, cũng không bảo đảm chống được tiêu cực.

Ngoài ra, do thuốc là mặt hàng thiết yếu, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan gợi mở, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tính đến trường hợp khi đấu thầu các đơn vị dự thầu từ chối tham gia thầu hoặc phải hủy thầu. Khi tình huống này xảy ra, phải có cách giải quyết đặc biệt chứ không thể lại "khăn gói đấu thầu lại" khiến bệnh nhân phải chờ đợi thêm như hiện trạng đang xảy ra. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế tại các bệnh viện.

Để bảo đảm mua được thuốc, vật tư y tế giá rẻ nhất nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, đại biểu Phạm Thị Khánh Phong Lan cũng nhận thấy, trong các tiêu chí đấu thầu thuốc được dự thảo Luật đưa ra vẫn thiếu một tiêu chí hết sức quan trọng là đánh giá của bác sĩ điều trị về hiệu quả sử dụng. Đại biểu cho rằng, hiệu quả điều trị cần được lượng hóa và tính thành số điểm, được chịu trách nhiệm công khai, minh bạch bởi Hội đồng thuốc và điều trị. Dù nhận định của bác sỹ có đôi khi cảm tính, trong khi đó sau này nếu như cơ quan kiểm tra, điều tra vào thì sẽ có thể kết luận tại sao không chọn thuốc rẻ hơn mà lại chọn thuốc đắt hơn, nên rất cần có những quy định cụ thể về vấn đề này, “đừng nhìn ai cũng thành tội phạm”. Bởi bản thân một bác sĩ với quá trình ăn học, lương tâm nghề nghiệp và lời thề Hippocratic thì ưu tiên đầu tiên của họ khi lựa chọn thuốc cho bệnh nhân sẽ là hiệu quả điều trị cho người bệnh. Dù vẫn tồn tại những cá nhân tiêu cực, nhưng đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, phải xây dựng một đạo luật về đấu thầu bảo đảm được chất lượng thuốc.

Tuy nhiên, giải trình về vấn đề này tại phiên họp toàn thể của Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu thiết kế một chương riêng về đấu thầu y tế sẽ phá vỡ tính tổng thể của dự thảo Luật, khó bảo đảm luật sẽ điều chỉnh bao quát đối với tất cả các hoạt động đấu thầu.

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 17.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng Đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.