Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Nhìn lại 1 năm Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực

Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân có cuộc trao đổi với Đại tá Hoàng Ngọc Định - ĐBQH Khóa XV, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang về những kết quả nổi bật sau hơn 1 năm Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực và thực hiện tại địa bàn.

Thưa Đại tá Hoàng Ngọc Định, xin Đại tá cho biết, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang đã quán triệt, tổ chức thực hiện Luật BPVN (Luật số: 66/2020/QH14) như thế nào?

Luật Biên phòng Việt Nam (Luật số: 66/2020/QH14) gồm 6 chương với 36 điều, được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 11/11/2020. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9.

Đại tá Hoàng Ngọc Định: Đầu tiên, phải khẳng định Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) là văn bản pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của BĐBP Việt Nam; đối với toàn bộ hoạt động của lực lượng BĐBP Việt Nam nói chung và của BĐBP tỉnh Hà Giang nói riêng. Để đưa luật sớm đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao nhất, ngay sau Hội nghị tập huấn Luật BPVN và các văn bản quy định chi tiết do Bộ Quốc phòng tổ chức, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang đã sớm triển khai các biện pháp tuyên truyền, giáo dục Luật BPVN tới cán bộ, chiến sĩ, công chức và đông đảo các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đại tá Hoàng Ngọc Định
Đại tá Hoàng Ngọc Định

Cụ thể, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tham mưu cho Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch triển khai đề án thực hiện Luật BPVN; tổ chức hội nghị cấp tỉnh tập huấn chuyên sâu về Luật BPVN và các văn bản thi hành luật cho các đồng chí báo cáo viên cấp tỉnh cũng như cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh; phối hợp với các huyện biên giới theo chỉ đạo của UBND tỉnh tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật BPVN; chỉ đạo các Đồn Biên phòng tham mưu cho các xã, thị trấn biên giới tiếp tục tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng tất cả cá điệu luật quy định trong Luật BPVN.

Xác định tuyên truyền Luật BPVN là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, nhất là đối với các xã, thị trấn biên giới. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, các đồn biên phòng đã chủ động bám sát kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên, tích cực nghiên cứu, biên soạn có hệ thống các nội dung cốt lõi của Luật BPVN và các văn bản quy định chi tiết để tổ chức tuyên truyền bảo đảm, chất lượng, thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa bàn, từng đối tượng.

Như vậy, có thể hiểu Luật BPVN là văn bản pháp quy chính thức khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng BĐBP trong các lực lượng, tổ chức trên địa bàn biên giới. Xin Đại tá cho biết, thực tế áp dụng tại địa bàn biên giới tỉnh Hà Giang như thế nào?

Đại tá Hoàng Ngọc Định: Khi Luật BPVN có hiệu lực đã quy định rõ nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác Biên phòng. Luật quy định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia. Từ các buổi tập huấn, tuyên truyền, các nội dung của Luật đã từng bước đi vào cuộc sống. Các cấp, các ngành, địa phương, cán bộ và Nhân dân đã nắm được những nội dung cơ bản, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Biên phòng.

Đối với Hà Giang, qua một năm thực hiện Luật BPVN, công tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành, địa phương đã nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo các nguồn lực cho nhiệm vụ Biên phòng và hỗ trợ lực lượng BĐBP nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

-Với đồng bào vùng cao, nước và nước sạch là vấn đề căn cơ trong quốc kế an sinh xã hội. Lực lượng Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang thực hiện các chương trình gì để cùng với đồng bào nơi đóng quân giải quyết vấn đề này, thưa Đại tá?

Đại tá Hoàng Ngọc ĐịnhĐược sự quan tâm của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương, từ năm 2009 đến nay BĐBP tỉnh Hà Giang đã được đầu tư 6 công trình dự án cấp nước sạch cho các Đồn Biên phòng và cụm dân cư với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, phục vụ đời sống sinh hoạt cho cán bộ, chiến sỹ và khoảng 15.000 người dân địa bàn 08 xã biên giới có nước sạch.

Để tiếp tục giải quyết vấn đề về nước sạch, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã và đang tiếp tục đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã và đang tiếp tục đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Quốc phòng cũng như tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đầu tư dự án cấp nước sạch cho Đồn Biên phòng và các cụm dân cư; đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống bể chứa, hệ thống máy lọc nước để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân khu vực đóng quân của đơn vị.

- Xin cảm ơn Đại tá.

-------------

Luật BPVN đã khẳng định rõ vị trí, vai trò của BĐBP trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia
Đại úy Nguyễn Văn Thanh - Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

Đại úy Nguyễn Văn Thanh - Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy: Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực, cán bộ, chiến sĩ Trạm Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đã quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc, đặc biệt trong công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thực hiện cụ thể hóa vị trí, chức năng của các ngành có liên quan, từ đó phối hợp triển khai tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; Kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn các hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép, gian lận thương mại qua cửa khẩu, góp phần lưu thông các hoạt động xuất nhập cảnh được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, đã kịp thời tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương và BQL khu kinh tế cửa khẩu thực hiện các dự án đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Luật BPVN đã khẳng định rõ vị trí, vai trò của BĐBP trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia
Đồng chí Hà Thị Hương Giang - Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ

Đồng chí Hà Thị Hương Giang - Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ: Hội Phụ nữ xã Tùng Vài đã được Đồn Biên phòng Tùng Vài tổ chức các buổi tuyên truyên về Luật Biên phòng thông qua các hình thức hội nghị tập trung tại xã và tới thôn bản. Qua các buổi tuyên truyền học tập đó, đa số phụ nữ trong xã đã cơ bản biết và nắm được những nội dung chính của Luật Biên phòng. Thay đổi rõ nhất sau khi được học tập Luật Biên phòng đó là không còn hiện tượng chị em phụ nữ trên địa bàn xã vượt biên sang bên kia biên giới để làm ăn, hay tự do đi lại qua đường mòn lối tắt biên giới.

Tuy nhiên, là một xã biên giới với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc từ nhận thức đến thực hiện tốt các quy định của Luật Biên phòng với đối tượng là chị em phụ nữ, Đồn Biên phòng Tùng Vài cần tiếp tục phối hợp để tuyên truyền cũng như hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật để góp phần bảo đảm an ninh biên giới, phát triển kinh tế gia đình.

Một số hình ảnh hoạt động của Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang:

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.