Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng khá với nhiều điểm tích cực. Lũy kế 9 tháng năm 2024 kim ngạch đạt 26,8 tỷ USD, tăng 15,4% (so với cùng kỳ). Các ngành hàng chiếm tỷ trọng cao có một số mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như dệt may da, giày (chỉ đứng sau ngành gỗ). Các ngành công nghiệp chủ lực tiếp tục phục hồi và có mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.

Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, lâu nay tỉnh có khá nhiều doanh nghiệp giày da, dệt may, cơ khí… thường nhập khẩu nguyên liệu thô về sau đó gia công xuất khẩu, đem lại lợi nhuận không cao, phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ công nghệ nước ngoài. Do vậy, để khắc phục hạn chế này, thời gian qua tỉnh Bình Dương đã rất quan tâm xây dựng kế hoạch và triển khai chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp cải tiến phương tiện máy móc thiết bị và chuyển đổi số. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

congnghiep-915-8421.jpg
Dệt may, da giày là một trong các ngành hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương. Ảnh: ITN

Để đạt mục tiêu hoàn thành và vượt chỉ tiêu xuất nhập khẩu năm 2024, đại diện lãnh đạo ngành Công thương tỉnh Bình Dương cho biết, trong thời gian tới, sẽ định kỳ tổ chức làm việc với các hiệp hội ngành hàng để nắm tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

"Sở Công Thương đã tham mưu, tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về máy móc thiết bị, chuyển đổi số đã được UBND tỉnh phê duyệt. Cụ thể, cuối tháng 10 sẽ tổ chức diễn đàn chuyển đổi số quy mô lớn. Sắp tới tỉnh cũng sẽ tăng cường hỗ trợ, mở rộng đối tượng đối với các ngành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (chủ yếu dệt may, da giày cơ khí)", Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nguyễn Thanh Hà thông tin.

Tỉnh cũng sẽ rà soát lại những doanh nghiệp mà trước đây chưa tiếp cận được vốn do không đáp ứng điều kiện tiêu chí để đưa vào diện hỗ trợ. Bên cạnh đó sẽ tăng cường nắm thông tin diễn biến thị trường xuất khẩu, cho các doanh nghiệp, hiệp hội đảm bảo đủ đơn hàng cũng như tăng cường công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường các nước có lợi thế từ cam kết các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Cụ thể, ngành công thương tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ tích cực thúc đẩy xuất khẩu như tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài; tổ chức các hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kết nối giao thương, mở rộng thị trường, ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới ngoài các thị trường truyền thống như: Trung Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ… và thị trường của các FTA đã ký kết.

Kinh tế

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh
Kinh tế

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh

Trong khuôn khổ “Diễn đàn và Triển lãm về Kinh tế Xanh (GEFE) 2024” do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức từ ngày 21 – 23.9, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ kết quả của chương trình NESCAFÉ Plan, sáng kiến góp phần thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh, tăng sinh kế cho người nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần tái tạo tương lai xanh.

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Kinh tế

Phân cấp thủ tục hành chính phải gắn với rút ngắn thời gian thực hiện

Góp ý Dự thảo Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025 - 2030, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung nội dung: phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, các phương án cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục phải thực chất, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả của các giải pháp.