Israel lần đầu tiên nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng máy nhắn tin ở Lebanon

Thủ tướng Israel cho biết chiến dịch này được tiến hành bất chấp sự phản đối của các quan chức quân sự cấp cao.

download.jpg
Thủ tướng Netanyahu lần đầu tiên thừa nhận vụ tấn công bằng máy nhắn tin nhằm vào Lebanon. Ảnh: Russia Today

Thủ tướng Benjamin Netanyahu lần đầu tiên thừa nhận rằng các cơ quan đặc biệt của Israel đứng sau vụ tấn công với việc kích nổ hàng nghìn máy nhắn tin cầm tay và radio trên khắp Lebanon, vụ việc khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Vào ngày 17.9, gần 4.000 thiết bị máy nhắn tin, chủ yếu được các chiến binh Hezbollah sử dụng, đã phát nổ đồng thời ở Lebanon và một số vùng của Syria. Ngày hôm sau, hàng trăm máy bộ đàm đã phát nổ trong một làn sóng tương tự. Các cuộc tấn công đã giết chết ít nhất 42 người, bao gồm 12 thường dân, và làm bị thương hơn 3.500 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Vụ tấn công này được cho là do cơ quan tình báo Mossad của Israel thực hiện và được coi là một cuộc tấn công phủ đầu, sau đó Israel tăng cường các cuộc tấn công vào Lebanon, tiêu diệt thủ lĩnh lâu năm của Hezbollah, Hassan Nasrallah, trong một cuộc không kích vào Beirut vào ngày 27.9.

"Chiến dịch tấn công bằng máy nhắn tin và việc loại bỏ Nasrallah đã được thực hiện bất chấp sự phản đối của các quan chức cấp cao trong cơ quan quốc phòng và những người chịu trách nhiệm về họ trong cấp bậc chính trị", Thủ tướng Netanyahu cho biết trong cuộc họp Nội các hàng tuần vào ngày 10.11, theo các báo cáo của phương tiện truyền thông Israel. Người phát ngôn của ông, Omer Dostri, thừa nhận thủ tướng thực sự "xác nhận rằng ông đã bật đèn xanh cho chiến dịch tấn công bằng máy nhắn tin ở Lebanon" khi được AFP và CNN liên hệ để bình luận.

Không rõ ai là người phản đối các hoạt động này, nhưng đầu tuần này Thủ tướng Netanyahu đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cáo buộc ông "vi phạm lòng tin" và chỉ ra rằng có "những khoảng cách đáng kể" trong lập trường của họ về cuộc chiến chống lại Hamas và Hezbollah. Israel đã phát động cuộc chiến với Hamas, và sau đó là Hezbollah, sau khi nhóm chiến binh Palestine này tấn công miền nam Israel vào ngày 7.10 năm ngoái.

Cho đến nay, Israel vẫn chưa nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công máy nhắn tin. Kế hoạch này đã bị cộng đồng quốc tế lên án, cho rằng phương thức tấn công này vi phạm cả luật pháp quốc tế về chiến tranh khi nhắm đến các đối tượng có thể là mục tiêu dân sự.

Quốc tế

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025
Quốc tế

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng, phải ứng phó với sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới. Những thách thức này khiến cho nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) vốn trong tình trạng khó khăn nay càng mờ mịt, đẩy khối này vào một tương lai đầy bất định.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.