Biến Công ước thành hành động cụ thể

Cuốn sổ tay dành cho nghị sĩ về Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) nhằm giúp các nghị sĩ biến Công ước thành hành động cụ thể của nghị viện thông qua việc xây dựng luật, phân bổ ngân sách và hoạt động giám sát nghị viện đối với các hành động của chính phủ. “Cẩm nang” này cũng chỉ ra những việc làm cụ thể mà mỗi nghị sĩ có thể đi đầu trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ.

Tiếp tục cảnh báo về nạn phân biệt đối xử với phụ nữ

Cuốn sổ tay phiên bản 2023 cho biết, bất chấp những nỗ lực trong suốt 40 năm qua kể từ khi ban hành Công ước và 20 năm ban hành cuốn sổ tay của nghị sĩ, tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn thế giới.

Dữ liệu của IPU cho thấy tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong nghị viện, mặc dù đã tăng ổn định trong vài năm qua, nhưng vẫn trì trệ ở mức khoảng 26%.

Nguồn: World Bank
Tỷ lệ phụ nữ trong nghị viện ngày càng được cải thiện. Nguồn: World Bank

Theo Ngân hàng Thế giới, đàn ông được bảo vệ về mặt pháp lý tốt hơn phụ nữ. Phụ nữ và trẻ em gái chỉ được hưởng 77% các quyền hợp pháp của nam giới và trẻ em trai.

Còn Diễn đàn Kinh tế Thế giới tính toán rằng, phụ nữ trên toàn cầu kiếm được ít hơn khoảng 37% so với nam giới ở các vai trò tương tự và tiến trình thu hẹp khoảng cách về lương theo giới là cực kỳ chậm. Diễn đàn dự đoán việc đạt được sự bình đẳng trong đời sống kinh tế có thể mất tới 286 năm.

Cứ ba phụ nữ thì có một người phải đối mặt với bạo lực gia đình hoặc lạm dụng tình dục. Một phần tư nói rằng mối đe dọa ở quê nhà đã trở nên tồi tệ hơn kể từ đại dịch.

Chỉ hơn 26% thành viên nghị viện trên toàn thế giới là phụ nữ. Ở châu Mỹ, khoảng 35% nghị sĩ là phụ nữ, nhưng ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, con số này chỉ là 16%.

Cuốn sổ tay phiên bản 2023 cho rằng, mọi nghị sĩ nên quan tâm đến những số liệu thống kê này và cách chúng phản ánh sự thất bại trong việc bảo vệ hơn một nửa cử tri của mình. Tuy nhiên, nếu cần xét đến trường hợp kinh tế, ước tính đến năm 2030, GDP toàn cầu có thể tăng thêm 764 USD bình quân đầu người nếu xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong các thể chế xã hội.

Cuốn sổ tay cảnh báo tương tự như vậy, khi nói đến bạo lực đối với phụ nữ, việc không hành động sẽ phải trả giá đắt. Năm 2016, bạo lực đối với phụ nữ khiến GDP toàn cầu thiệt hại khoảng 2% - tương đương với quy mô nền kinh tế Canada.

Ngoài ra, bình đẳng giới có thể mang lại xã hội công bằng, thân thiện với môi trường và hòa bình hơn. Các chính phủ có bình đẳng giới được cho là làm tốt hơn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, hành động vì khí hậu và hòa bình .

Các nghị viện có thể làm gì?

Cuốn sổ tay này trình bày cách các nghị viện có thể sử dụng Công ước CEDAW như một khuôn khổ để thúc đẩy bình đẳng giới và nhân quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Đầu tiên, cuốn sổ tay giới thiệu với các nghị sĩ về nội dung của Công ước và công việc của Ủy ban CEDAW, một cơ quan của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện và tiến độ thực hiện Công ước dựa trên báo cáo của các quốc gia đã phê chuẩn.

Cuốn sổ tay tập trung vào các chủ đề cụ thể mà Công ước đưa ra, bao gồm những thách thức đối với tiến trình hiện thực hóa bình đẳng giới phát sinh từ xung đột vũ trang, bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu và khủng hoảng sức khỏe. Ví dụ, tình trạng vi phạm quyền của phụ nữ và trẻ em gái thường nghiêm trọng hơn trong các tình huống xung đột, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ.

Trong những tình huống này, cuốn sổ tay nêu chi tiết những hành động mà nghị viện các quốc gia thành viên có thể thực hiện để giải quyết. Chẳng hạn, cuốn sổ tay khuyến nghị rằng các nghị viện nên luật hóa tất cả hành vi bạo lực đối với phụ nữ bất kể đối tượng là nhà nước hoặc phi nhà nước, để bảo đảm việc hình sự hóa, điều tra, truy tố và trừng phạt thủ phạm.

Bên cạnh đó, cuốn sổ tay phiên bản mới chứa đựng rất nhiều nghiên cứu điển hình về cách các nghị viện thúc đẩy thực hiện CEDAW. Ví dụ, ở Mexico, các nghị sĩ trên cơ sở các hướng dẫn của CEDAW đã thông qua Luật về quyền tiếp cận cuộc sống không bạo lực của phụ nữ vào năm 2007, và sau đó ban hành ngân sách công nhạy cảm về giới vào năm 2008. Ngân sách cụ thể này, tập trung vào việc ngăn chặn, xử phạt và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, được nêu trong một phụ lục riêng của ngân sách công liên bang.

Quy định về hạn ngạch số ghế dành cho phụ nữ tại cơ quan lập pháp là yếu tố quyết định trong việc tăng tỷ lệ đại diện của phụ nữ. Trên cơ sở Sổ tay hướng dẫn nghị sĩ của IPU, cơ quan lập pháp nhiều nước đã sửa đổi luật bầu cử hoặc hiến pháp để nâng hạn ngạch đối với phụ nữ. Việc các nghị viện có quy định về hạn ngạch đã giúp mang lại tỷ lệ đại diện của phụ nữ cao hơn đáng kể so với những nghị viện không áp dụng hạn ngạch trong cuộc bầu cử năm 2022 (30,9% so với 21,2%).

Mexico đưa ra hạn ngạch cho các ứng cử viên nữ vào năm 2003. Mục tiêu hạn ngạch đặt ra trong luật ban đầu là 30%, tăng lên 40% vào năm 2009 trước khi chuyển sang bình đẳng giới hoàn toàn vào năm 2014 là 50%. Để bảo đảm nội dung này không chỉ là “một quy định chỉ nằm trên giấy”, Viện Bầu cử quốc gia Mexico đã thiết lập các quy tắc để bảo đảm sự bình đẳng trong tài trợ cho chiến dịch tranh cử; thiết lập đường dây nóng hỗ trợ dành cho các ứng cử viên nữ và có một chương trình giám sát các phương tiện truyền thông nếu có bất kỳ hành động nào cho thấy họ đưa tin thiên vị giới tính.

Năm 2008, Rwanda trở thành nước đầu tiên trên thế giới có một quốc hội do dân bầu mà số thành viên nữ chiếm đa số cũng nhờ áp dụng hạn ngạch đối với số ghế của nữ nghị sĩ từ năm 2003 cùng những quy định khác về tỷ lệ ghế của phụ nữ trong mọi cơ quan ra quyết định.

Maldives cũng được coi là một hình mẫu trong việc phối hợp giữa hoạt động của nghị viện với CEDAW. Cam kết tham gia Công ước CEDAW đòi hỏi phải có đối thoại với Ủy ban, nơi đưa ra hướng dẫn thực hiện cũng như hệ thống giải trình trách nhiệm. Việc các nghị sĩ trực tiếp tham gia vào quá trình báo cáo sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Vào tháng 11.2021, Maldives đã cử một phái đoàn Nhà nước tham gia cuộc họp với Ủy ban CEDAW của Liên Hợp Quốc, bao gồm Chủ nhiệm Ủy ban Nhân quyền và Giới tính (HRGC) của Quốc hội Maldives lần đầu tiên tham dự buổi đánh giá của cơ quan hiệp ước.

“Bất chấp những tiến bộ tiến trình thực hiện Công ước, vẫn chưa có quốc gia nào có thể tuyên bố đã đạt được bình đẳng giới hoàn toàn. Thật vậy, những thành tựu về quyền phụ nữ và bình đẳng giới có nguy cơ bị đảo ngược nghiêm trọng bởi nhiều cuộc khủng hoảng, nhất là sau đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu. Đó là lý do tại sao cuốn Sổ tay dành cho nghị sĩ phiên bản năm 2023 đã được xuất bản. Cuốn cẩm nang này sẽ tạo động lực mới và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng việc thực hiện Công ước phải là công việc hàng ngày của các nghị viện”.

Martin Chungong, Tổng Thư ký IPU

“Nghị sĩ là động lực thiết yếu của sự thay đổi hướng tới bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ủy ban CEDAW và IPU đã hợp tác chặt chẽ để bảo đảm  các nghị viện với tư cách là các tổ chức và các cá nhân nghị sĩ có thể hoàn thành vai trò của mình với tư cách là những người tiên phong trong thúc đẩy quyền của phụ nữ cả trong những thay đổi luật pháp và thay đổi tư duy”.

Nicole Ameline, thành viên Ủy ban CEDAW

Quốc tế

Nguồn New York Times
Quốc tế

Trung Đông đứng trước nguy cơ chiến tranh toàn diện?

Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Israel và nhiều lực lượng trong khu vực đã leo thang đáng kể, khiến thế giới lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông. Dù cả hai bên đều đã tham gia vào các cuộc tấn công trực tiếp và gián tiếp, nhưng một số hạn chế về mặt chiến lược và nguồn lực hiện tại có thể ngăn chặn một cuộc giao tranh quân sự quy mô lớn.

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Thế giới 24h

Tầm nhìn mới cho Indonesia

Ngày 20.10, ông Prabowo Subianto chính thức nhậm chức với tư cách Tổng thống thứ 8 của Indonesia. Sau nhiều năm tham gia vào chính trường, ông Prabowo Subianto kinh qua từ vai trò Bộ trưởng Quốc phòng đến nhiều vị trí lãnh đạo khác. Trên cương vị mới, tân Tổng thống Indonesia được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều cải cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh năm 2023 Ảnh: Tân Hoa Xã
Thế giới 24h

Mông Cổ và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm “tháng 10 lịch sử”

Tháng 10 của 75 năm trước là bước ngoặt lịch sử đối với Mông Cổ và Trung Quốc, khi Ulan Bator thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chỉ hai tuần sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tháng 10 năm nay cũng là dịp để Ulan Bator và Bắc Kinh làm sâu sắc hơn quan hệ song phương theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập cách đây một thập kỷ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.