Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân nói “không”

Người dân Moldova dường như đã bác bỏ kế hoạch nhằm thêm mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào Hiến pháp. Ủy ban Bầu cử nước này cho biết, theo kết quả sau khi kiểm 92% số phiếu bầu của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10, có tới 52% cử tri đã trả lời "không đồng ý" với đề xuất, trong khi gần 47% trả lời "đồng ý". Mặc dù có khoảng cách, các nhà phân tích cho biết phe "có" vẫn có thể thắng thế vì phần lớn phiếu bầu của cộng đồng người di cư ủng hộ EU vẫn chưa được kiểm.

skynews-moldova-chisinau-electio-1729472290493-9253.jpg
Cử tri Moldova đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống hôm 20.10. Ảnh: Getty Images

Là một quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp với khoảng 2,5 triệu người, Moldova, dưới thời của Tổng thống Maia Sandu, đã tìm cách xa rời ảnh hưởng của Moscow và xích lại gần EU. Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này đã bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU vào tháng 6 .

Trước cuộc trưng cầu dân ý, các cuộc khảo sát cho thấy khoảng 55% người Moldova sẽ ủng hộ động thái này, trong khi 34% phản đối. Hơn 1,56 triệu người, tương đương với 51,64% cử tri, đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc – cao hơn nhiều so với mức 33% cần thiết để kết quả có giá trị.

Cuộc bỏ phiếu định hình tương lai

Cuộc trưng cầu dân ý có thể định hình tương lai địa chính trị của Moldova trong nhiều năm tới. Nằm giữa Romania và Ukraine đang trong chiến tranh, Moldova chịu ảnh hưởng giữa các thế lực thân phương Tây và thân Nga kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Mối quan hệ với Moscow đã xấu đi dưới thời Tổng thống Sandu, người ủng hộ tiến trình hội nhập EU. Chính phủ của bà đã lên án việc Nga đưa quân vào Ukraine và đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt. Về phần mình, Nga đã cáo buộc chính phủ của bà Sandu là “thù địch với Nga”.

Khi cuộc chiến ở Ukraine lan rộng ra phía đông, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với Moldova về mặt chính trị và ngoại giao, nước này đã đẩy nhanh nỗ lực thoát khỏi quỹ đạo của Moscow và bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập EU.

Cuộc trưng cầu dân ý hôm 20.10 nhằm quyết định xem có nên đưa một điều khoản vào Hiến pháp nhằm xác định mục tiêu của đất nước là gia nhập EU hay không. Việc cử tri bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý sẽ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho chiến dịch của ứng cử viên "thân Nga" của Đảng Xã hội Moldova Alexandr Stoianoglo Stoianoglo và sẽ là một đòn giáng vào đương kim Tổng thống Sandu, người muốn Moldova gia nhập EU vào năm 2030.

Ít nhất 5 ứng cử viên đã yêu cầu những người ủng hộ họ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý hoặc bỏ phiếu "không", với lý do cuộc trưng cầu dân ý là một thủ đoạn để tăng số phiếu bầu cho Sandu trong cuộc bầu cử.

Ứng cử viên Stoianoglo đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý khi bỏ phiếu, nói rằng đất nước cần một chính phủ mới và nếu giành chiến thắng, ông sẽ phát triển quan hệ với tất cả các lực lượng, bao gồm EU, Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tổng thống cáo buộc “có gian lận”

Phản ứng trước kết quả bầu cử, Tổng thống thân EU của Moldova, Maia Sandu, đã cáo buộc các "lực lượng tội phạm" đã tìm cách gian lận phiếu bầu.

z5952120085161-dd0dfaadf13a10d8cd45c80ac1fa180b-5468.jpg
Đương kim Tổng thống Maia Sandu cáo buộc có gian lận. Ảnh: DW

"Moldova đã phải đối mặt với một cuộc tấn công chưa từng có vào tự do và dân chủ của đất nước”, bà Sandu nói với những người ủng hộ tại thủ đô Chisinau. Bà tuyên bố rằng "các nhóm tội phạm" được các thế lực nước ngoài hậu thuẫn đã cố gắng "phá hoại tiến trình dân chủ" bằng cách cố gắng mua tới 300.000 phiếu bầu. "Chúng tôi đang chờ đợi kết quả cuối cùng và sẽ đưa ra quyết định chắc chắn", bà cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản riêng.

Tổng thống Sandu chưa giành chiến thắng

Trong khi đó, tại cuộc bầu cử Tổng thống Moldova diễn ra đồng thời với cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, nữ chính trị gia "thân phương Tây" đã cạnh tranh với 10 ứng cử viên khác, bao gồm một số người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.

z5952082609267-7f6606e94f61910c59a1d8c547b47ab7-7152.jpg
Có 11 ứng cử viên tổng thống tham gia tranh cử. Ảnh: DW

Theo kết quả sơ bộ, Tổng thống Sandu đã tiến gần hơn tới nhiệm kỳ thứ hai sau khi dẫn đầu trong vòng đầu tiên. Nhưng với hơn 90% số phiếu được kiểm, đương kim Tổng thống chỉ giành được khoảng 39% số phiếu, tức là không đạt được đa số tuyệt đối (trên 50%) để có thể giành chiến thắng ở ngay ở vòng một.

Nếu kết quả trên được xác nhận, cuộc bỏ phiếu sẽ bước vào vòng bầu cử thứ hai trong hai tuần nữa.

Nếu kết quả trên được xác nhận, cuộc bầu cử Tổng thống Moldova sẽ tiến tới vòng 2 sau 2 tuần nữa, tức là vào ngày 3.11, trong đó bà Sandu sẽ cạnh tranh trực tiếp với đối thủ lớn nhất của mình là chính trị gia "thân Nga" của Đảng Xã hội Moldova Alexandr Stoianoglo, người đứng thứ hai sau khi nhận được 28% số phiếu hôm 20.10. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống đạt hơn 51%.

Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.