Trung Đông đứng trước nguy cơ chiến tranh toàn diện?

Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Israel và nhiều lực lượng trong khu vực đã leo thang đáng kể, khiến thế giới lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông. Dù cả hai bên đều đã tham gia vào các cuộc tấn công trực tiếp và gián tiếp, nhưng một số hạn chế về mặt chiến lược và nguồn lực hiện tại có thể ngăn chặn một cuộc giao tranh quân sự quy mô lớn.

Trong vài tháng qua, Iran và Israel nhiều lần tấn công lẫn nhau. Iran thực hiện hai cuộc tấn công trực tiếp vào Israel, trong khi Israel đáp trả bằng một cuộc tấn công và có khả năng đang chuẩn bị cuộc tấn công tiếp theo. Các lực lượng đồng minh của Iran là Hamas và Hezbollah cũng phát động nhiều cuộc tấn công tên lửa trực tiếp, và Israel đáp trả bằng các cuộc không kích có mục tiêu, cùng với việc ám sát các lãnh đạo chủ chốt của những lực lượng này.

Tấn công qua lại liên tục vốn đã là một hình thức chiến tranh, nhưng tình hình hiện nay vẫn đang được kiềm chế phần nào. Câu hỏi thực sự không phải là liệu xung đột có leo thang hay không, mà là nó có thể leo thang đến mức nào trong những hạn chế hiện tại. Bởi cả Iran và Israel đều phải đối mặt với nhiều rào cản đáng kể để tham gia vào cuộc chiến tranh toàn diện.

Rào cản về khoảng cách địa lý

Iran và Israel không có chung biên giới và khoảng cách giữa hai nước tương đối xa, với những điểm gần nhất cách nhau khoảng 750 dặm (1.200km). Trung tâm Israel cách Tehran gần 1.000 dặm (1.600km). Hơn nữa, nhiều quốc gia trung gian, như Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Ảrập Xêút, có lập trường khác nhau trong xung đột này, làm tăng thêm khó khăn cho việc triển khai quân đội trực tiếp. Một số nước có liên kết chặt chẽ hơn với Israel, số khác lại gần gũi hơn với Iran. Trong khi một số không có mối quan hệ tốt với cả hai. Khoảng cách này khiến cả hai quốc gia gần như không thể tiến hành một cuộc xâm lược trên bộ, trên biển hoặc duy trì một cuộc tấn công quy mô lớn.

08-copy-4072-2759.jpg
Hệ thống Vòm sắt của Israel đánh chặn gần 200 quả tên lửa của Iran trong vụ tấn công ngày 1.10.2024. Ảnh: Reuters

Để tấn công Iran, Israel sẽ phải điều quân qua Iraq và Jordan hoặc Iraq và Syria, điều này không thực tế về mặt hậu cần và vô lý về mặt chiến lược. Ngay cả khi Israel có thể điều các sư đoàn của mình vào lãnh thổ Iran, thì quy mô địa lý rộng lớn của Iran sẽ khiến Israel không thể duy trì các hoạt động có ý nghĩa (Iran lớn gấp 80 lần Israel), Bản thân Israel cũng sẽ không bao giờ muốn gửi quá nhiều công dân phục vụ trong quân đội của mình đi xa như vậy.

Tương tự, quân đội Iran cũng không đủ trang bị và sức mạnh quân sự để tiến hành một cuộc tấn công trên bộ hoặc trên biển vào Israel để gây ra mối đe dọa đáng kể đối với hệ thống phòng thủ kiên cố của Israel. Mặc dù Iran có thể di chuyển lực lượng và đóng quân tại Syria-quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ Iran, nhưng cho đến nay Damascus đã ngăn cản Tehran tiến hành các cuộc tấn công lớn trực tiếp vào Israel từ lãnh thổ Syria vì lo ngại rằng Israel sẽ mở rộng các cuộc tấn công trả đũa.

Hạn chế về khả năng không quân

Mặc dù sức mạnh không quân đóng vai trò quyết định trong bất kỳ cuộc xung đột mở rộng nào, nhưng cả hai nước đều phải đối mặt với những hạn chế đáng kể. Israel sở hữu tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu ở Iran, nhưng kho vũ khí của họ có thể chỉ giới hạn ở vài trăm hoặc thậm chí là vài nghìn. Ngoài ra, máy bay chiến đấu F-35 và F-16 tiên tiến của Israel chỉ có tầm bay ngắn khoảng 600 dặm (960km), đòi hỏi phải tiếp nhiên liệu trên không để có thể tiếp cận và tấn công các mục tiêu ở miền Trung Iran - một nhiệm vụ nguy hiểm và đầy thách thức về mặt hậu cần. Mặc dù Israel cũng có một số lượng nhỏ máy bay tiếp nhiên liệu tầm xa, nhưng những chiếc máy bay này rất lớn và rất dễ bị tấn công. Sẽ rất khó khăn và nguy hiểm đối với Israel nếu thường xuyên sử dụng chúng trong không phận thù địch.

Mặt khác, lực lượng không quân của Iran đã lỗi thời, chủ yếu bao gồm các máy bay cũ của Mỹ, Pháp và Liên Xô, khó có thể sánh được với hệ thống phòng không hiện đại của Israel. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran, mặc dù diễn ra thường xuyên, nhưng cho đến nay vẫn chưa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các mục tiêu của Israel. Nói chung, không nước nào ở vị trí có thể tiến hành một chiến dịch không quân lớn và kéo dài chống lại nước kia. Đó là lý do tại sao ngay cả một cuộc chiến tranh mở rộng giữa họ cũng không giống với cuộc tấn công chớp nhoáng của Không quân Đức hay Chiến dịch ném bom kết hợp Anh-Mỹ chống lại Đức trong Thế chiến II. Ngay cả các cuộc không kích gần đây của Mỹ tại Serbia và Iraq, hay chiến dịch không kích của Israel chống lại Hezbollah, cũng không thể là hình mẫu cho một cuộc đối đầu như vậy...

Điểm yếu khi đối đầu hải quân

Theo các nhà phân tích, các cuộc giao tranh hải quân cũng khó có khả năng xảy ra. Bởi cả hai quốc gia đều có năng lực hải quân hạn chế khiến các cuộc tấn công trên biển kéo dài trở nên không khả thi.

Israel thiếu các tàu tấn công đổ bộ và sức mạnh không quân trên tàu sân bay cần thiết cho các hoạt động ven biển quy mô lớn. Trừ khi Israel có thể đặt các phi đội máy bay chiến đấu tại Bahrain hoặc Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, điều này khó có thể xảy ra, việc duy trì quân trên đất liền sẽ rất khó khăn vì họ chỉ có thể cầm cự trong vài giờ trước các cuộc không kích và tên lửa của Iran. Ngay cả khi Israel có thể chiếm được một vị trí chiến lược nào đó, để giữ vững nó, họ sẽ cần vận chuyển hàng tiếp tế qua các tuyến đường nguy hiểm như Eo biển Bab el Mandeb do Houthi kiểm soát và Eo biển Hormuz - vốn là “át chủ bài” của Iran. Điều này có nghĩa là, lực lượng Israel chỉ có thể tiến hành phá hủy một hoặc hai cơ sở quan trọng của Iran gần bờ biển trước khi phải rút lui khỏi tầm bắn của quân đội Iran.

Trong khi đó, hải quân Iran không phải là đối thủ của lực lượng không quân, hải quân và bộ binh kết hợp của Israel và sẽ phải đối mặt với những thách thức hậu cần to lớn khi cố gắng tiếp cận bờ biển Israel. Bởi họ sẽ phải cố gắng di chuyển và tiếp tế cho lực lượng của mình ở đây bằng cách đi vòng quanh toàn bộ châu Phi.

Khả năng chiến tranh toàn diện

Mặc dù khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện giữa Israel và Iran dường như thấp, nhưng vẫn có những lo ngại rằng các tính toán sai lầm hoặc thất bại trong ngoại giao có thể đẩy cả hai bên vào một cuộc xung đột không thể kiểm soát.

Năm 1997, nhà kinh tế học người Áo Friedrich Glasl đã công bố một mô hình leo thang xung đột được coi là một trong những nghiên cứu tốt nhất về cách các bất đồng có thể phát triển thành chiến tranh thảm khốc. Mô hình này chia quá trình leo thang xung đột thành 9 giai đoạn, từ những căng thẳng ban đầu giữa các bên đối địch đến tình huống mà các bên tham chiến "cùng nhau lao xuống vực thẳm".

Nhà sử học về chiến tranh Matthew Powell đã so sánh mô hình của Glasl với tình hình giữa Israel và Iran. Ông đánh giá hai bên đối địch đã đạt đến giai đoạn 7, khi họ đang tung ra những đòn tấn hạn chế vào nhau trong khi tránh đối đầu trực tiếp. Cả hai đều muốn đối thủ của mình cân nhắc xem liệu cái giá phải trả để tiếp tục có xứng với những phần thưởng tiềm năng có thể đạt được hay không. Ông Powell nhận định rằng, hiện tại cả hai bên dường như đều muốn giữ khoảng cách vì lo ngại rằng một cuộc xung đột trực tiếp có thể đẩy họ và các đồng minh vào vực thẳm không lối thoát đã đề cập ở trên.

Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu
Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia trong nhóm BRICS nếu họ lưu hành một loại tiền tệ mới để cạnh tranh với đồng USD. Cùng với việc đe dọa áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Canada và Mexico vào Hoa Kỳ và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc ngay sau khi ông nhậm chức Tổng thống, tuyên bố này của ông dấy lên nguy cơ về cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.