Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xếp thứ 4 nguyên nhân gây tử vong

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng thứ 4 trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 3 triệu người chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Hơn 80% các ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hàng đầu là hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm không khí. (Nguồn: ITN)
Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hàng đầu là hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm không khí. (Nguồn: ITN)

Đó là thông tin được đưa ra tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính toàn cầu và hội nghị nâng cao năng lực của cán bộ y tế về quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do Bệnh viện Bạch Mai vừa tổ chức.

Theo các chuyên gia, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm.  Đây là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị triệu chứng. Việc phát hiện và điều trị sớm BPTNMT giúp làm giảm diễn biến nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng kinh tế xã hội.

Theo dự báo của WHO, số người mắc  bệnh sẽ tăng 3 - 4 lần trong thập kỷ này và đến năm 2020, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3, do sự tiếp diễn của các yếu tố nguy cơ gây bệnh và sự già hóa dân số.

Tại Việt Nam, từ năm 2010, chương trình phòng và điều trị bệnh đã được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia. Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Bạch Mai phụ trách dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (HPQ) trên toàn quốc.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Phó trưởng thường trực Ban điều hành Dự án Ngô Quý Châu, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Đáng chú ý, số người mắc bệnh ngày một gia tăng.

Tại hội nghị, các chuyên gia hàng đầu trong nước về hô hấp đã chia sẻ kim nghiệm về chẩn đoán và điều trị bệnh với các cán bộ y tế chuyên ngành hô hấp, lao bệnh phổi, hồi sức cấp cứu, nội khoa, ngoại khoa lồng ngực, nhi khoa và các chuyên ngành liên quan tại 63 tỉnh, thành cả nước,  nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.