Bầu cử Tổng thống Nga: Cử tri quyết định vận mệnh đất nước

Từ ngày 15 - 17.3, cử tri Nga đi bỏ phiếu để chọn ra nhà lãnh đạo tương lai của đất nước cho nhiệm kỳ 6 năm theo Hiến pháp sửa đổi; với sự ủng hộ và tín nhiệm của cử tri, đương kim Tổng thống Putin gần như chắc chắn sẽ giành thêm một nhiệm kỳ nữa.

Lựa chọn thuộc về nhân dân

Phát biểu trước khi diễn ra cuộc bầu cử, Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi người dân Nga thực hiện quyền và trách nhiệm công dân để quyết định vận mệnh của đất nước. “Kết quả của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Đây là một sự kiện quan trọng, mang tính thời sự và đó là lý do tại sao, với tư cách là nguyên thủ quốc gia đương nhiệm, tôi nghĩ cần phải nói chuyện với mọi người hôm nay”, Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời ông Putin.

Nhà lãnh đạo nước Nga nhấn mạnh rằng, quyền lực duy nhất thuộc về nhân dân và điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp Liên bang Nga. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, chính nhân dân là người quyết định số phận đất nước, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết của xã hội để vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay; ông Vladimir Putin gọi cuộc bầu cử là một bước tiến tới tương lai, người Nga không chỉ bỏ phiếu bầu chọn nhà lãnh đạo cho đất nước mà còn thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Việc tham gia bầu cử là biểu hiện của lòng yêu nước.

Ông Vladimir Putin đã phát biểu với toàn dân Nga trước các cuộc bầu cử liên bang 8 lần: vào các năm 2000, 2004, 2016, 2018 (2 lần trước cuộc bầu cử tổng thống và sau khi công bố kết quả), vào năm 2021, và vào năm 2020 trước cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về sửa đổi Hiến pháp.

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga chính thức chỉ định ngày 17.3 là ngày bầu cử Tổng thống Nga năm 2024. Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) sau đó thông báo cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra trong 3 ngày 15 - 17.3. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nga tổ chức bầu cử tổng thống kéo dài trong ba ngày. Việc bỏ phiếu trực tiếp diễn ra ở 29 vùng trên lãnh thổ Liên bang Nga. Năm nay có bốn ứng cử viên tham gia chạy đua để trở thành ông chủ Điện Kremlin trong nhiệm kỳ 6 năm. Đương kim Tổng thống Nga Putin tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập; đối thủ của ông là người đứng đầu Đảng Dân chủ tự do (LDPR) cánh hữu Leonid Slutsky, ứng cử viên Đảng Cộng sản Nikolay Kharitonov và ông Vladislav Davankov, đại diện cho những người theo chủ nghĩa Tự do tân nhân dân.

Một nhiệm kỳ mới trong tầm tay

Đây sẽ là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên ở Nga sau lần cải cách Hiến pháp năm 2020, trong đó thiết lập giới hạn 2 nhiệm kỳ 6 năm cho bất kỳ người nào giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia. Sự thay đổi này cũng đồng nghĩa các nhiệm kỳ trước của ông Putin sẽ không tính là ông đã giữ chức vụ, và ông hoàn toàn có đủ điều kiện tái tranh cử thêm hai lần nữa.

Bất ngờ không có khả năng xảy ra, và ông Putin được dự đoán sẽ thắng trong cuộc bầu cử lần này. Ẩn số duy nhất chưa có lời giải là tỷ lệ đa số mà nhà lãnh đạo Nga giành được lớn như thế nào. Một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu ý kiến công chúng Nga (VCIOM) thực hiện vào ngày 2 - 3.3 cho thấy 75% số người được hỏi sẽ bỏ phiếu bầu ông Putin. Các ứng cử viên khác đều bị tụt lại rất xa: ứng cử viên Davankov giành được 6%; ứng cử viên Kharitonov, 4%; và ứng cử viên Slutsky, 3%; biên độ sai số lấy mẫu là 2,5%.

Một cuộc khảo sát khác của Trung tâm Nghiên cứu văn hóa chính trị Nga (CIPKR) ngày 11 - 12.1 cho thấy ông Putin nhận được 60% ủng hộ, so với 0,3% dành cho ông Davankov, 4% dành cho ông Kharitinov và 3% dành cho ông Slutsky.

Còn cuộc thăm dò mới nhất từ Trung tâm Levada uy tín ở Moscow, đặt niềm tin của công chúng vào Putin ở mức cao tuyệt đối là 86%.

"Nước Nga đã trở nên tốt đẹp hơn nhiều"

Trong một cuộc thăm dò trước bầu cử của đài truyền hình CNN ở vùng ngoại ô phía bắc Moscow, tại công viên triển lãm rộng lớn có từ thời Xô Viết đang trưng bày tác phẩm “nước Nga” - gồm những thành tựu của đất nước trong công nghiệp và nông nghiệp, nghệ thuật và chiến tranh, gần như tất cả mọi người đều khẳng định sẽ bỏ phiếu cho ông Putin. Hàng chục nghìn người đến đây mỗi tuần, và nhiều người trong số họ là khách du lịch trong nước cùng gia đình đến thăm thủ đô, giống như những người hành hương, từ những miền xa xôi của nước Nga tề tựu về Moscow.

Anh Dmitry, một nhân viên bất động sản 41 tuổi đến từ Cộng hòa Komi, ở vùng cực bắc nước Nga, đang đến thăm Moscow cùng vợ, cho biết: “Chúng tôi chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Putin, ông ấy đã khiến nước Nga trở thành một đất nước tốt đẹp hơn nhiều”. Khi được hỏi về cuộc chiến ở Ukraine, anh Dmitry trả lời: “Không, chúng tôi ủng hộ ông ấy trong quyết định của mình. Nếu tổ quốc cần, tôi cũng sẽ đi chiến đấu”.

Sergey, nhân viên văn phòng 25 tuổi, cho biết anh cảm thấy công việc của mình an toàn và ổn định, có nhiều lợi ích về sức khỏe; anh bác bỏ mọi thông tin ​​cho rằng các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga đã khiến nước này trở nên khốn khó hơn. Anh cho biết: “Với tư cách là một công dân Nga bình thường, tôi không cảm thấy bất kỳ tác động nào của lệnh trừng phạt”. Trong khi đó, anh Artyom, kỹ sư thiết kế 30 tuổi và là người ủng hộ Putin nhiệt tình, cho biết: “nước Nga cần được thừa nhận trên trường thế giới; chúng tôi không phải là quốc gia hạng hai”.

Sự tin tưởng và ngưỡng mộ là tình cảm lớn nhất mà cử tri dành cho Tổng thống Putin nhờ những nỗ lực của ông nhằm củng cố niềm tự hào của người Nga cũng như nâng cao mức sống của người dân nước này; nước Nga trong nhiều nhiệm kỳ của Tổng thống Putin, cả ở ghế Tổng thống hay Thủ tướng, đều đã thành công trong việc duy trì vị thế là nền kinh tế lớn, cường quốc về quân sự, là nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới. Bất chấp hơn 14.000 lệnh cấm vận bủa vây từ nhiều phía, kinh tế Nga không những không sụp đổ mà còn vươn lên bứt phá với tốc độ tăng trưởng gây bất ngờ ở mức 3,6% trong năm 2023, cao hơn tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước phát triển.

Nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm củng cố vị thế của Nga với tư cách là một cường quốc hàng đầu thế giới, cùng với mục tiêu xây dựng nước Nga như một thành trì của những giá trị truyền thống, đã mang lại niềm lạc quan và hy vọng vào xã hội Nga trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những cuộc cạnh tranh địa chính trị và xung đột khốc liệt. Điều đó lý giải vì sao Tổng thống Putin tiếp tục giành được sự tín nhiệm cao của cử tri Nga và gần như chắc chắn sẽ lãnh đạo nước Nga thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.

Cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024 diễn ra như thế nào?

Ngày bỏ phiếu chính thức bầu cử Tổng thống Nga là từ 15 - 17.3. Tuy nhiên, do lãnh thổ rộng lớn, trong đó có nhiều khu vực với điều kiện khí hậu khắc nghiệt khó tiếp cận, nên Hiến pháp Nga quy định sẽ có những khu vực được bỏ phiếu sớm. Những khu vực bỏ phiếu sớm diễn ra từ ngày 25.2. Cử tri tại 29 vùng lãnh thổ cấu thành Liên bang Nga sẽ có thể bỏ phiếu không chỉ tại các điểm bỏ phiếu cố định mà còn có thể bỏ phiếu điện tử. Bỏ phiếu điện tử được tiến hành trực tuyến trên cổng Internet đặc biệt của Ủy ban Bầu cử Trung ương (CEC) của Nga. Cử tri Nga ở nước ngoài sẽ bắt đầu bỏ phiếu từ ngày 1.3; các điểm bỏ phiếu được mở ở tất cả các quốc gia mà Nga có cơ quan ngoại giao và lãnh sự.

Tất cả hoạt động bỏ phiếu kết thúc trong ngày 17.3; quá trình kiểm phiếu được bắt đầu ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Các thành viên của ủy ban bầu cử khu vực sẽ công bố kết quả muộn nhất vào ngày 19.3 và kết quả ở các vùng lãnh thổ cấu thành Liên bang Nga không muộn hơn ngày 21.3. Kết quả cuối cùng được CEC xác định trước ngày 28.3.

Ứng cử viên chiến thắng là người nhận được 50% + 1 phiếu. Nếu không xác định được ứng cử viên chiến thắng, CEC sẽ lên lịch cho vòng 2, được tổ chức sau 3 tuần khi vòng đầu tiên hoàn thành. Hai ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất sẽ tham gia bầu cử vòng 2.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.