
Nói chung, đa số quốc gia trên thế giới quy định công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử. Tuy nhiên ở một số nước độ tuổi này có thể xê dịch khác nhau từ 15-25 tuổi. Ví dụ tuổi bầu cử ở Singapore, Bolivia, Cote d’Ivoire là 21, ở Thái Lan, Nhật Bản là 20 và 16 đối với Cuba, Brazil, Nicaragua. Indonesia, Sudan, CHDCND Triều Tiên, Đông Timor có tuổi bầu cử là 17. Iran ban đầu có tuổi bầu cử là 15 nhưng năm ngoái Quốc hội nước này đã biểu quyết thông qua quyết định nâng tuổi bầu cử lên 18...Uzerberkiatan có độ tuổi bỏ phiếu là 25.
Ở hầu hết các nước, quyền bầu cử của công dân bị hạn chế đối với những người bị mất năng lực hành vi, những người bị pháp luật tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Ngoài ra, ở một số nơi còn có các quy định khác như Hà Lan cấm những người bị tước quyền làm cha mẹ đi bầu cử hay những ai sử dụng thuốc phiện ở Mehico cũng bị truất quyền bỏ phiếu. Công dân không biết chữ ở Thái Lan và chưa đóng thuế nhà mới ở Liberia không có quyền bầu cử ...
Pháp luật ở một số nước (như Pháp, Italy...) quy định muốn trở thành nghị sỹ thì phải từ bỏ chức sắc, nghề nghiệp đang đảm nhiệm (ở riêng Pháp, trừ Thị trưởng có thể kiêm Nghị sỹ). Những quan chức nhà nước không được bầu vào Hạ viện. Nếu họ muốn được bầu thì phải từ chức. Đây là một nguyên tắc được nhiều nước áp dụng nhằm đảm bảo nguyên tắc phân quyền, tránh sự lạm quyền. Những người đứng đầu bộ máy điều hành Nhà nước không thể là thành viên của cơ quan đại diện để thông qua các quyết định cho chính mình (Ấn Độ).
Ở hầu hết các quốc gia, bầu cử mang tính tự nguyện. Vì vậy việc tuyên truyền vận động để nhân dân tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của mình có ý nghĩa rất lớn. Để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của cử tri vào các cuộc bầu cử, pháp luật bầu cử của Thái Lan đã quy định rõ những công dân nào không tham gia bầu cử sẽ bị tước bỏ một số quyền lợi chính trị cơ bản như quyền kiến nghị bầu cử, quyền ứng cử vào quốc hội và các cơ quan hành chính địa phương, quyền kiến nghị luật, quyền khiếu nại tố cáo...
Tuy nhiên ở một số nước, người ta bắt buộc cử tri đến tuổi trưởng thành và đủ tư cách bầu cử đi bỏ phiếu. Ví dụ như Singapore hay Italy. Thậm chí ở những nơi, không đi bầu cử còn bị phạt, như Hy Lạp công dân không đi bỏ phiếu sẽ bị phạt tù từ 1 tháng đến một năm.
HL sưu tầm