Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử vẫn rất thách thức

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được hoàn thiện, song giao dịch điện tử càng nhiều thì vi phạm càng tăng. Làm sao lắng nghe được tiếng nói của người tiêu dùng và giải quyết phần nào vướng mắc của họ đang là “thách thức lớn nhất”, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Nguyễn Quỳnh Anh xác nhận.

Vi phạm phức tạp, không ngừng gia tăng

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường đạt trên 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các phương thức mua sắm trực tuyến, do những ưu điểm như nhanh chóng, đa dạng sản phẩm lựa chọn, giá cả phải chăng hơn do người kinh doanh không mất tiền thuê mặt bằng, dễ dàng tiếp cận với khách hàng.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các vi phạm trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và không ngừng gia tăng. Theo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, chỉ tính riêng 9 tháng năm 2024, cơ quan này đã tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan tới thương mại điện tử với 64 vụ, chiếm 9,4% tổng số vụ, tăng cao hơn so với năm 2023 là 5,5%. Còn theo số liệu của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương, trong năm 2024, riêng lĩnh vực thương mại điện tử, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra, xử lý trên 3.400 vụ, trong đó riêng lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xử lý 1.256 vụ, xử phạt vi phạm hành chính khoảng 1,9 triệu USD, trị giá hàng hóa tịch thu, xử lý khoảng gần 2 triệu USD…

Trên thực tế, quy định pháp luật liên quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng, đã không ngừng được hoàn thiện. Tại Tọa đàm “Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại điện tử quốc tế”, do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng 27.3, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Nguyễn Quỳnh Anh cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024 đã đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Riêng với bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng, Luật có một số điểm mới quan trọng, như: quy định chi tiết nghĩa vụ của từng chủ thể, như với sàn thương mại điện tử hoặc chủ của nền tảng số trung gian phải công khai đầu mối để xử lý khiếu nại của người tiêu dùng; minh bạch thông tin về sản phẩm; công khai danh tính của người bán hàng. Về phía người tiêu dùng được bảo vệ thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch sử giao dịch… Luật cũng đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp trên nền tảng số với 4 hình thức là thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án…

Cùng với đó, công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng đã được quan tâm, với việc phát động ngày Quyền của người tiêu dùng (15.3) hàng năm. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững… “Hiện, chúng ta đã tạo được vòng tròn khép kín, từ khung pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, trao đổi thông tin trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, xử lý hành vi vi phạm”, bà Nguyễn Quỳnh Anh nhận xét.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo

Dù vậy, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thừa nhận, để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử là thách thức rất lớn. Khi thương mại điện tử càng phát triển, giao dịch càng nhiều thì vi phạm cũng càng nhiều, người tiêu dùng càng trông đợi rất nhiều vào cơ quan quản lý nhà nước. “Thách thức lớn nhất của cơ quan quản lý là làm sao nghe được tiếng nói của người tiêu dùng, những khó khăn, trải nghiệm của họ, để giải quyết phần nào vướng mắc của họ trong giao dịch điện tử”, bà Nguyễn Quỳnh Anh cho biết. Thêm vào đó, mô hình kinh doanh trên nền tảng số rất phức tạp, “thiên biến vạn hóa”, nên việc xác định các vi phạm là rất khó khăn. Việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng cũng rất thách thức…

Trong bối cảnh đó, việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất cần thiết. Mới đây, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia phối hợp với Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng, có hiệu lực đến tháng 3.2028. Đây sẽ là cầu nối để hai bên hợp tác trong việc nâng cao hành vi, kiến thức về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng và tăng cường công tác giám sát, thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển công tác bảo vệ người tiêu dùng, duy trì tính minh bạch thông tin cho người tiêu dùng ở cả thị trường truyền thống lẫn thương mại điện tử. “Chúng tôi rất trông đợi vào Bản ghi nhớ để tìm ra phương án, học tập kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong việc ghi nhận, tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng; thu hồi sản phẩm, kiểm soát hàng hóa lưu thông…”, bà Nguyễn Quỳnh Anh chia sẻ.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ban chấp hành Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Vũ Văn Trung cho rằng, trong lĩnh vực thương mại điện tử, người tiêu dùng luôn ở thế yếu vì thiếu thông tin, thiếu kiến thức. Do đó, để làm tốt công tác bảo vệ người tiêu dùng ở lĩnh vực này trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về các hành vi vi phạm. Về phía người tiêu dùng, “hãy mạnh dạn lên tiếng để tự bảo vệ quyền lợi của mình, từ đó cơ quan quản lý, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ vào cuộc”, ông Trung đề xuất.

Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.