Đề xuất xây dựng luật riêng về thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, quản lý thương mại điện tử mới được duy trì ở văn bản cấp nghị định, trong khi đây là lĩnh vực phức tạp, liên quan nhiều bên, cả trong nước và nước ngoài. Do vậy, theo Bộ Công Thương, việc xây dựng một khung pháp lý cao hơn và ổn định hơn để điều chỉnh là rất cần thiết.

Điểm sáng trên bản đồ thương mại điện tử ASEAN

Thời gian qua, thương mại điện tử ở nước ta đã có bước phát triển bùng nổ, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 20% mỗi năm, quy mô bán lẻ ước đạt 25 tỷ USD vào năm 2024. Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Để có được sự phát triển này là do thể chế liên quan được hoàn thiện như việc ban hành Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Quảng cáo, Luật An toàn thông tin mạng… Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể và quản lý các hoạt động giao dịch, hoạt động liên quan trong thương mại điện tử, trong đó quan trọng nhất là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (Nghị định 52) và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP (Nghị định 85) sửa đổi, bổ sung Nghị định 52 .

Qua triển khai thực tế đã đạt được những kết quả tích cực. Đơn cử, tính từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức hơn 263 lớp tập huấn về thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của trên 30.000 học viên; triển khai các giải pháp và chương trình đào tạo về thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến (e-learning). Kết quả xác nhận hoạt động thương mại điện tử của website và ứng dụng thương mại điện tử từ năm 2015 đến nay trên Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử ghi nhận có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 7.286 tài khoản lên tới 89.548 tài khoản; số lượng tài khoản cá nhân tăng từ 3.398 tài khoản lên tới 28.025 tài khoản vào năm 2024, tương đương số hồ sơ của tổ chức và cá nhân tăng hơn 11 lần trong gần một thập kỷ.

Cùng với đó, số lượng website và ứng dụng di động thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương xác nhận đã tăng từ 3.470 nền tảng vào năm 2014 lên 53.949 nền tảng vào năm 2024, tức tăng khoảng 15,6 lần trong vòng 10 năm. Đáng chú ý, số lượng website và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (như các sàn giao dịch, nền tảng trung gian) đã tăng từ 39 lên 1.048 nền tảng, với tốc độ tăng trưởng vượt bậc lên tới 26,9 lần trong cùng giai đoạn.

“Những con số này là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, phản ánh sự quan tâm và đầu tư không ngừng của các doanh nghiệp trong nước cũng như sự tham gia ngày càng sâu rộng của các doanh nghiệp quốc tế. Sự tăng trưởng này còn cho thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy hiện đại hóa thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, nó cũng khẳng định sức hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, khi liên tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn công nghệ, và các thương hiệu nổi tiếng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á”, Bộ Công Thương đánh giá.

Cần khung pháp lý ổn định, lâu dài

Dù vậy, việc thực thi pháp luật về thương mại điện tử vẫn còn những khó khăn, khi chưa có khái niệm đồng bộ và thống nhất về nền tảng số trong lĩnh vực thương mại điện tử. Theo Bộ Công Thương, mặc dù Luật Giao dịch điện tử năm 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực, nhiều khái niệm mới như "nền tảng số" và "nền tảng số trung gian" đã được đề cập và bước đầu định hình, song khái niệm “nền tảng số” trong các văn bản luật hiện nay chủ yếu được định nghĩa chung chung, chưa có quy định làm rõ những nền tảng chuyên ngành, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử dẫn đến khó khăn khi áp dụng vào các mô hình kinh doanh đặc thù trên không gian mạng. Mặt khác, ranh giới giữa “nền tảng số”, "nền tảng số trung gian" và các "nền tảng số kinh doanh trực tiếp" vẫn chưa được phân định rõ ràng, tạo khoảng trống pháp lý và khó khăn trong quản lý.

Việc quản lý hoạt động thương mại điện tử trên các mô hình đặc thù cũng gặp thách thức. Đơn cử, với thương mại điện tử xuyên biên giới, các quy định hiện hành chưa bao quát được đầy đủ. Dù Nghị định 52 và Nghị định 85 đã bao quát được các quy định về thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài, nhưng lại chưa có quy định chế tài ràng buộc đủ mạnh đối với các nền tảng xuyên biên giới không có hiện diện tại Việt Nam; chưa có quy định phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường trong quá trình thực thi; chưa có quy định phối hợp trong quản lý và giám sát chất lượng hàng hóa, quản lý thanh toán số hay các hệ sinh thái hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới...

Từ thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển nhanh, vượt bậc của thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Cách mạng Công nghiệp 4.0, Bộ Công Thương cho rằng việc xây dựng một bộ luật chuyên ngành thương mại điện tử là “yêu cầu cấp thiết”, bởi thương mại điện tử là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều bên, cả trong nước lẫn nước ngoài nên cần phải có một khung pháp lý ổn định, lâu dài để điều chỉnh.

Theo dự thảo luật chuyên ngành thương mại điện tử đang được lấy ý kiến, ngoài những nội dung đưa từ nghị định lên, Bộ Công Thương đề xuất một số nhóm chính sách, gồm: hoàn thiện quy định và thống nhất các khái niệm về nền tảng số, nền tảng số trung gian trong thương mại điện tử; quy định các hình thức hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ liên quan; trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử; quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại; quy định về xây dựng, phát triển thương mại điện tử hướng đến các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế số theo hướng xanh và bền vững.

“Việc ban hành một luật chuyên ngành thương mại điện tử chuyên biệt sẽ không chỉ để giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn định hình tương lai của lĩnh vực này, bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa quản lý nhà nước, quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích doanh nghiệp”, Bộ Công Thương cho biết.

Kinh tế

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan khu trưng bày sản phẩm công nghệ số của Agribank
Kinh tế

Ấn tượng với “sản phẩm số” Agribank

Trong khuôn khổ Hội nghị Toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Agribank đã để lại nhiều ấn tượng khi mang đến triển lãm các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại được trưng bày tại Nhà Quốc hội...

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
Doanh nghiệp

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank

Nhằm tăng cường đồng hành và đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn của khách hàng để phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh... đón đầu cơ hội trong năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) triển khai nhiều gói tín dụng đa dạng với lãi suất hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi giá trị.

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà
Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà

Tết Nguyên đán đang cận kề, cùng với đó nhu cầu mua sắm tăng cao, các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử đua nhau khuyến mại. Nhiều ngân hàng cũng triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn nhằm đồng hành cùng khách hàng tối ưu chi tiêu cho dịp này.

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội, 20.01 – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.

Phát triển hạ tầng hàng không: Cần mở “đường băng” cho nguồn lực tư nhân
Bất động sản

Phát triển hạ tầng hàng không: Cần mở “đường băng” cho nguồn lực tư nhân

“Tính cạnh tranh sẽ rất khốc liệt nhưng khi tư nhân tham gia, đảm bảo những điều kiện tiến độ, quản trị thích hợp thì khả năng thành công cao. Phải theo tinh thần mạnh dạn đánh đổi còn chắc thắng mới làm thì rất khó”, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.

Ảnh
Kinh tế

Nên xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ tài chính

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) tại TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghệ tài chính quốc tế và có các cơ chế sandbox như cho phép giao dịch bằng đồng tiền mã hóa (bitcoin, crypto…) để tạo sự khác biệt, hấp dẫn so với các IFC khác.

Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Kinh tế

Cần cơ chế thuế phù hợp cho doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm tại Trung tâm tài chính

Góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang cản trở dòng vốn đổ vào thị trường này. Do đó, cần bổ sung cơ chế thuế phù hợp cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư mạo hiểm tại đây.

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu
Kinh tế

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu

Ngày 20.1, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp đã có bài phát biểu quan trọng, bày tỏ mong muốn kết nối hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp Cộng hòa Séc nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất và nông nghiệp.

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025
Thị trường

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4. Với những sân khấu “đỉnh nóc” và “cơn sốt săn vé” trước đây, concert lần này hứa hẹn sẽ tạo nên hiệu ứng bùng nổ “kịch trần”. Đáp lại lòng mong đợi từ người hâm mộ và các khách hàng, Techcombank mang đến thêm cơ hội “săn vé” cực kì hấp dẫn.

Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Kinh tế

Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Tròn một năm trước, Cảng Quốc tế Long Sơn đón chuyến tàu container đầu tiên, chở gần 400 TEU hàng nội địa. Sự kiện này mở ra giai đoạn kết nối tuyến vận tải biển đến đảo Long Sơn từ các cảng biển trong cả nước. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Cảng Quốc tế Long Sơn trên bản đồ cảng biển Việt Nam.

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số
Doanh nghiệp

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Ngày 15.1.2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD - Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản Phẩm Công Nghệ Tiềm Năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.