Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Bảo đảm tính kế thừa và trẻ hóa trong đội ngũ sĩ quan

Chiều 28.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, các đại biểu đều tán thành quy định tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, cho rằng, quy định tại dự thảo Luật là hợp lý, bảo đảm tính kế thừa và trẻ hóa trong đội ngũ sĩ quan.

202410281725127145-dsc-0589ok.jpg
Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5 - Ảnh: Lê Bình

Thảo luận tại Tổ, các đại biểu Quốc hội thống nhất cho rằng, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam là cần thiết, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Tại khoản 2, Điều 1, dự thảo Luật quy định, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm gồm: cấp úy là 50 tuổi; thiếu tá là 52 tuổi; trung tá là 54 tuổi; thượng tá là 56 tuổi; đại tá là 58 tuổi; cấp tướng là 60 tuổi. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1, Điều 2 không quá 5 năm; sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tán thành với những sửa đổi, bổ sung nêu trên, ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) nêu rõ, quy định hiện hành về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cấp thiếu tá là 48 tuổi, trung tá là 51 tuổi. Như vậy, nếu trừ đi 4 đến 6 năm đào tạo trong nhà trường thì sĩ quan mới cống hiến hơn 20 năm công tác, trong khi đó, đây là độ tuổi chín, có đủ kinh nghiệm, được đào tạo chính quy, cơ bản, đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa quân đội.

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, nếu để đội ngũ này có hạn tuổi phục vụ tại ngũ như quy định tại Luật hiện hành sẽ lãng phí rất lớn nguồn nhân lực có trình độ cao của quân đội, chưa tính đến những sĩ quan được đào tạo các chuyên môn có tính đặc thù, đào tạo dài hạn, kỹ thuật cao, hiện đại.

202410281725126989-dsc-0537ok.jpg
ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) phát biểu. Ảnh: Lê Bình

"Mặt khác, đặc thù quân đội hiện nay đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuyên sâu cao, tinh nhuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật, vũ khí, trang bị hiện đại, nên cần có một đội ngũ sĩ quan giàu kinh nghiệm, toàn diện ở nhiều mặt công tác; đòi hỏi có năng lực chỉ huy, điều hành, độc lập tác chiến trong các điều kiện phức tạp, khó khăn ở những hoàn cảnh khác nhau", đại biểu Sùng A Lềnh phân tích.

Qua thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn cả nước thời gian qua cũng cho thấy, những đồng chí nào có nhiều năm công tác, giàu kinh nghiệm, có trình độ tham mưu, tổ chức chỉ huy có những nhận định, đánh giá tình hình sát với diễn biến thực tế, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ rất quyết đoán; luôn có những quyết định kịp thời đưa ra được những phương án phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Tán thành với việc tăng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) lưu ý, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã có nhiều sửa đổi về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nên việc sửa đổi, bổ sung tăng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là một sự động viên lớn, một chính sách rất nhân văn.

202410281725127301-dsc-0613ok.jpg
ĐBQH Châu Quỳnh Dao phát biểu. Ảnh: Lê Bình

Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, để được hưởng mức lương hưu hàng tháng là 75% thì lao động nam phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm, lao động nữ là 30 năm. Nếu đội ngũ sĩ quan từ cấp trung tá trở xuống được nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ sẽ có thể được hưởng mức lương hưu hàng tháng đúng như quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nhận thấy, với quy định tại khoản 2, Điều 1 của dự thảo Luật thì hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ đối với cấp tướng là 60 tuổi, trong khi theo quy định hiện hành thì nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Cho rằng định như dự thảo Luật là chưa hợp lý, đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét và chỉnh sửa theo hướng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của cấp tướng đối với nam đủ 62 tuổi và cấp tướng đối với nữ đủ 60 tuổi. “Quy định như vậy cũng phù hợp với quy định về độ tuổi nghỉ hưu tại Bộ luật Lao động hiện hành, theo đó, độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường đối với nam là đủ 62 tuổi, đối với nữ là đủ 60 tuổi”, đại biểu Trần Văn Tiến nhấn mạnh.

202410281725127457-dsc-0746ok.jpg
ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Lê Bình

Đưa ra quan điểm về tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) cho rằng, tại khoản 10, Điều 1, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 38 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam theo hướng nâng tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị cấp tướng lên 63 tuổi, không phân biệt nam và nữ. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định kỹ trần tuổi chức danh cấp tướng của sĩ quan với trần tuổi cấp tướng của sĩ quan dự bị để phù hợp, không nên để có sự chênh lệch giữa 60 và 63 tuổi.

Thời sự Quốc hội

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu
Thời sự Quốc hội

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm các Đoàn Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đa số các ĐBQH cho rằng, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần có các quy định chi tiết, bảo đảm áp dụng đúng đối tượng và đáp ứng điều kiện về sức khỏe, năng lực. Điều này sẽ vừa giúp sĩ quan đảm bảo quyền lợi, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng công tác và nhu cầu trẻ hóa lực lượng quân đội.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Thời sự Quốc hội

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là cần thiết

Chiều 28.10, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đều thống nhất với tờ trình của Chính phủ và thẩm tra báo cáo về dự án luật. Song, các đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của sĩ quan nữ cấp bậc quân hàm Đại tá để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Chỉ quy định những vấn đề lớn trong luật

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 28.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay các vấn đề chuyển đổi rất nhanh, nếu quy định chi tiết quá thì sẽ rất vướng. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam là dự luật đầu tiên đánh dấu tư tưởng, tư duy đổi mới, tức là trong luật chỉ quy định những vấn đề lớn, còn lại giao Chính phủ và cấp có thẩm quyền phù hợp quy định.

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội
Thời sự Quốc hội

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội

Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 2014 quy định sĩ quan tại ngũ được hưởng phụ cấp nhà ở và chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ, nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Do vậy, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, trong lần sửa đổi này, cần quy định cụ thể theo từng đối tượng được hưởng chính sách này. 

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"

Chiều 28.10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 11 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sơn La) đều nhất trí rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan nhằm phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan quân đội là phù hợp

Chiều 28.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan quân đội giúp phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội “là ngành lao động đặc biệt”.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu đến 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại phiên họp chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này, nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp Tổ chiều 28.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Linh hoạt, ủy quyền, phân cấp cho Bộ Quốc phòng

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tinh thần đổi mới cách thức xây dựng pháp luật của Quốc hội: đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, còn lại sẽ giao cho Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Khắc phục việc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa Luật Đất đai và các luật có liên quan

Đây là yêu cầu được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh trong phát biểu kết luận phiên thảo luận tại Hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 chiều nay, 28.10. 

ĐBQH Trần Thị Thanh Hương (An Giang) phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cần chính sách cụ thể với phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp

Tiếp tục thảo luận chuyên đề giám sát tối cao về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc phân bổ và xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cần được nghiên cứu, đánh giá xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học thực tiễn sao cho thực sự phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại các địa phương. 

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục các hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đang rất mong mỏi, chờ đợi.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cần có quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê

Để phát triển nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có chỗ ở, các đại biểu Quốc hội cho rằng, không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà cho thuê mà phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê, theo đó, có thể hình thành quỹ này từ tiền thu 2% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại. 

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn)
Thời sự Quốc hội

Triển khai các giải pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất

Phát biểu tại phiên họp sáng nay, 28.10, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu thực tế tình trạng “đầu cơ, thổi giá, đẩy giá” đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Đại biểu đề nghị, Chính phủ nghiên cứu triển khai các biện pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Kiên quyết xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực trong quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Sáng nay, 28.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe và thảo luận tại Hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.